Luận Văn Thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Luật hình sự
    Trường: ĐH Luật Hồ Chí Minh
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc
    Trình độ: Đại học
    Số trang: 56
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”. Chúng ta đã mở cửa thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay, sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước chuyển mình sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự ổn định và phát triển của kinh tế - xã hội đã đem đến cho đất nước ta một diện mạo mới. Đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, đời sống tinh thần không ngừng được nâng cao, trình độ dân trí được nâng lên một bước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tích cực của nền kinh tế thì tình hình tội phạm cũng có những diễn biến phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt, bên cạnh những phương thức, thủ đoạn hoạt động cũ thì bọn tội phạm đã vận dụng những tri thức của khoa học kỹ thuật để phục vụ cho những mục đích đen tối của chúng. Diễn biến phức tạp của hoạt động tội phạm đặt ra cho lực lượng Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát nhân dân nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
    Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp với ¾ diện tích là miền núi, địa hình gồm: đồng bằng, trung du và miền núi, có đường biên giới với Lào dài 105km với nhiều xã giáp biên giới có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia. Dân số của tỉnh rất đông với hơn 3,6 triệu dân gồm 8 dân tộc sinh sống. Với điều kiện tự nhiên, xã hội như vậy, công tác quản lý trật tự về an ninh, xã hội của tỉnh Thanh Hoá cũng gặp không ít khó khăn, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tăng giảm thất thường. Cơ quan Công an của tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng trong bảo vệ an ninh trật tự và đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn của tỉnh.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng đã và đang là vấn đề rất búc xúc ở Thanh Hoá. Tội phạm giết người xảy ra trên địa bàn vẫn còn nhiều, tình hình tội phạm này vẫn rất đa dạng, phức tạp. Loại tội phạm này đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự trên địa bàn của tỉnh. Trong khi đó, hoạt động điều tra tội phạm xảy ra trên địa bàn của tỉnh do có những đặc điểm riêng nên vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc và thiếu sót cần phải được nghiên cứu, tổng kết để đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác tội phạm giết người, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng điều tra các vụ án giết người và qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều tra loại tội phạm này là một nhu cầu bức xúc. Nhận thức như vậy, em đã chọn đề tài “Thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
    Mục đích của khóa luận nghiên cứu về thực trạng điều tra các vụ án giết người trên địa bàn của tỉnh Thanh Hoá, qua đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người ở địa bàn nghiên cứu (tỉnh Thanh Hoá).
    Để đạt được mục đích nêu trên, khoá luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
    + Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản để làm rõ bản chất của hoạt động điều tra vụ án giết người.
    + Đánh giá đúng thực trạng hoạt động điều tra vụ án giết người tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
    + Tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người trên địa bàn của tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật để làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý của điều tra vụ án giết người và thực trạng hoạt động điều tra vụ án giết người, từ đó đề ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động điều tra vụ án giết người do lực lượng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hoá tiến hành điều tra từ năm 2002 đến năm 2006.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sỏ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, phép biện chứng duy vật và sử dụng phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành điều tra tội phạm với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: khảo sát thực tiễn, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra xã hội học .
    5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
    Khoá luận nhằm đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động điều tra vụ án giết người, từ đó tìm ra những đặc điểm, thủ đoạn đặc thù của tội phạm giết người gây ra tại địa phương cũng như những kết quả đã đạt được của hoạt động điều tra vụ án giết người đồng thời chỉ ra những khó khăn, vướng mắc để từng bước khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an địa phương.
    6. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương.
    - Chương I: Khái quát chung về điều tra vụ án giếp người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
    - Chương II: Thực trạng điều tra vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
    - Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 4
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 4
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 4

    1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu điều tra vụ án giết người 4
    1.1. Khái niệm 4
    1.2. Mục đích của điều tra vụ án giết người 5
    1.3. Những yêu cầu của điều tra vụ án giết người 6
    2. Những vấn đề cơ bản về điều tra vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 10
    2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động điều tra vụ án giết người 10
    2.2. Những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án giết người 12
    3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hoá 14
    4. Tổ chức hoạt động điều tra tội phạm giết người ở Thanh Hoá 16
    4.1. Lực lượng điều tra của Phòng Cảnh sát điều tra 19
    4.2. Lực lượng kỹ thuật hình sự 20
    CHƯƠNG II 22
    THỰC TRẠNG ĐIỀU TRA CỦA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 22

    1. Tình hình tội phạm giết người ở Thanh Hoá (từ năm 2002 – 2006) 22
    2. Đặc điểm hình sự của tội phạm giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 29
    2.1. Đối tượng gây án 30
    2.2. Thủ đoạn gây án 31
    2.3. Hình thức, phương tiện phạm tội 33
    2.4. Thời gian, địa điểm gây án 35
    2.5. Dấu vết đặc trưng của vụ án giết người 36
    2.6. Đặc điểm người bị hại trong các vụ án giết người 37
    3. Thực trạng hoạt động điều tra tội phạm giết người của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá 38
    3.2. Những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động điều tra tội phạm giết người 47
    CHƯƠNG III 51
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 51
    ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 51

    1. Nâng cao năng lực đội ngũ điều tra viên 51
    2. Cần nhanh chóng bổ sung đủ số lượng ĐTV đáp ứng đòi hỏi yêu cầu thực tế của công tác điều tra vụ án giết người 53
    3. Cần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ ĐTV 54
    4. Tăng cường trang thiết bị, cấp đủ kinh phí phục vụ cho hoạt động điều tra các tội phạm giết người 54
    5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác hoạt động điều tra tội phạm giết người 56
    6. Tăng cường quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra tội phạm giết người 58
    7. Nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân 59
    8. Cần tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra xử lý các vụ án giết người xảy ra trên địa bàn của tỉnh Thanh Hoá 60
    KẾT LUẬN 61
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
     
Đang tải...