Luận Văn Thực trạng điều hành Nghiệp vụ thị trường mở của NHNN Việt Nam 2007 - 2012

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Lý thuyết chung về thị trường mở

    1. Khái niệm chung về thị trường mở

    2. Cơ chế tác động của Nghiệp vụ thị trường mở
    2.1. Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
    2.2. Về mặt giá - Tác động qua lãi suất

    3. Hàng hoá và chủ thể tham gia NVTTM
    3.1. Hàng hóa
    a. Tín phiếu kho bạc
    b. Tín phiếu ngân hàng trung ương
    c. Trái phiếu Chính phủ
    d. Trái phiếu Chính quyền địa phương
    e. Chứng chỉ tiền gửi
    3.2. Chủ thể tham gia NVTTM
    a. Ngân hàng trung ương
    b. Các ngân hàng thương mại
    c. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
    d. Các nhà giao dịch sơ cấp

    4. Nội dung hoạt động thị trường mở
    4.1. Phương thức mua bán trên thị trường mở
    a. Mua - bán hẳn:
    b. Mua bán có kỳ hạn (giao dịch có thời hạn):
    4.2. Phương thức đấu thầu trên thị trường mở
    a. Phương thức đấu thầu khối lượng
    b. Phương thức đấu thầu lãi suất

    5. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở
    5.1. Đối với Ngân hàng trung ương
    5.2. Đối với các đối tác của NHTW
    5.3. Đối với nền kinh tế

    Phần 2: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ Thị trưởng mở Viêt Nam giai đoạn từ năm
    2000 đến tháng 3 năm 2012

    1. Thời gian hoạt động từ năm 2000 đến tháng 11/2011
    2. Thời gian hoạt động từ tháng 11/2007 đến tháng 3/2012

    Phần 3: Đánh giá, định hướng hoạt động thị trường mở của NHNN

    1. Đánh giá hiệu quả hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước
    Việt nam:
    2. Định hướng phát triển

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, giá cả phản ảnh quan hệ cung cầu của thị trường. Nhà nước không thể, và cũng không nên can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các mệnh lệnh hành chính để điều chỉnh các mức giá cả và lãi suất - giá cả của việc sử dụng vốn. Ngân hàng Nhà nước, với vai trò là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của một quốc gia, cần có những công cụ chính sách của mình được sử dụng một cách hiệu quả nhằm định hướng hình thành một trạng thái thị trường mà ở đó các NHTM có đủ vốn khả dụng, với mức giá vốn (lãi suất) hợp lý đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế.
    Nghiệp vụ thị trường mở ( NVTTM ) là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quan trọng được Ngân hàng trung ương các quốc gia sử dụng. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. NVTTM là thị trường tiền tệ thứ cấp, nhằm bảo đảm hỗ trợ khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng và điều tiết thị trường tiền tệ, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.
    Chính vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và biến động như hiện nay, việc Ngân hàng Nhà nước có những chính sách thích hợp để tác động đến thị trường mở nhằm ổn định lãi suất thị trường, kiềm chế lạm phát mà vẫn đảm bảo ổn định phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
    Dựa trên những yếu tố đã nêu trên, đề tài “Thực trạng điều hành Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước Việt Nam” đã được em chọn lựa và phân tích. Đề tài này đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường mở để vận dụng Nghiệp vụ thị trường mở – một công cụ gián tiếp có hiệu qủa của chính sách tiền tệ – vào tình hình thực tế ở Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.

    2. Kết cấu của đề án
    Phần 1: Lý thuyết chung về thị trường mở
    Phần 2: Thực trạng điều hành hoạt động Thị trường mở của NHNN Việt Nam
    Phần 3: Đánh giá, định hướng hoạt động thị trường mở của NHNN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...