Báo Cáo Thực trạng dạy học Kể chuyện ở lớp 5.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thực trạng dạy học Kể chuyện ở lớp 5.

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LƯ do chọn đề tài
    Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt. Do đó, Kể chuyện góp phần thực hiện mục tiêu dạy học Tiếng Việt đề ra. Các mục tiêu cụ thể đó là:
    Một là: H́nh thành và phát triển bốn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc và viết để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn và để giao tiếp trong cuộc sống.
    Hai là: Cung cấp cho các em các hiểu biết sơ giản về hệ thống Tiếng Việt và sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Đồng thời cũng cung cấp chop các em những hiểu biết về xă hội, con người, tự nhiên và văn hoá Việt Nam và nước ngoài.
    Mục tiêu dạy học Tiếng Việt được cụ thể hoá thành mục đích và ư nghĩa của phân môn kể chuyện:
    Một là: Môn học nhằm thoả măn nhu cầu cũng như mang lại những xúc cảm cho các em.
    Hai là: Những câu chuyện sẽ góp phần giáo dục các em một cách hết sức nhẹ nhàng, thoải mái.
    Ba là: Thông qua các câu chuyện, vốn văn học của các em ngày càng được tích luỹ, mở rộng. Đồng thời, nó c̣n giúp cho các em hiểu biết hơn về cuộc sống xung quanh.
    Bốn là: Trí tưởng tượng và ước mơ hoài băo của các em cũng phát triển.
    Năm là: Kể chuyện góp phần rèn luyện kĩ năng nói, kể một cách mạnh dạn, tự tin.
    Tuy nhiên, thùc tế dạy học hiện nay chưa đáp ứng được những mục đích, yêu cầu của kể chuyện đặt ra. Cụ thể là: Giáo viên chưa có một quan niệm đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy học kể chuyện cũng như họ chưa t́m ra một phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của phân môn. Do đó hiệu quả của việc dạy học phân môn này đạt được chưa cao.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    - Tác giả M.K. Bogliuxkaia, V.V. Septsenko đă cho ra mắt quyển Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ. Trong quyển sách này, ông đă đưa ra những nghệ thuật và thủ thuật khi đọc cũng nh­ những phương pháp dạy học một tiết kể chuyện.
    - Trong quyển Dạy kể chuyện ở tiểu học, tác giả Chu Huy đă nêu ra vị trí, nhiệm vụ cũng nh­ phương pháp dạy học Kể chuyện rất cụ thể.
    - Tác giả Nguyễn Trí và Lê Phương Nga đă viết quyển Dạy học Tiếng Việt 2. Phần viết về phương pháp dạy học Kể chuyện, các tác giả đă vạch ra mục đích quan trọng và ư nghĩa thiết thực của việc dạy học kể chuyện. Đồng thời, các tác giả đă xây dựng cách tổ chức dạy học một tiết Kể chuyện.
    - Quyển Kể chuyện 1 của hai tác giả Đỗ Lê Chẩn và Nguyễn Thị Ngọc Bảo đă nêu đầy đủ vị trí, nhiệm vụ cũng nh­ phương pháp của dạy học Kể chuyện ở lớp 1.
    - Tác giả Nguyễn Xuân Khoa đă cho ra mắt bạn đọc quyển Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Trong quyển sách này, tác giả đă chỉ ra phương pháp cũng nh­ nghệ thuật đọc và kể chuyện rất đầy đủ.
    - Truyện cổ tích và một số biện pháp dạy học KÓ chuyện cổ tích cho học sinh líp 1, 2, 3 của tác giả Phạm Thị Thu Thuỷ đă chỉ ra một số biên pháp dạy học kể chuyện cổ tích cho học sinh các lớp 1, 2, 3 khá cụ thể.
    - Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở tiểu học là đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mến. Trong đề tài này, tác giả đă xác định quan niệm về dạy học Kể chuyện và một biện pháp dạy học cụ thể nhưng chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp.
    Tất cả các công tŕnh nghiên cứu trên đây là rất giá trị cho giáo viên trong việc dạy học Kể chuyện theo chương tŕnh cải cách giáo dục. Đối với chương tŕnh 2000 th́ các công tŕnh này chỉ có thể áp dụng với các lớp1, 2, 3 và kiểu bài Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp ở líp 4-5.
    Ngoài việc điều chỉnh, phát triển và ứng dụng các kết quả của những công tŕnh nghiên cứu trên đây, trong phạm vi nghiên cứu của ḿnh, chúng tôi c̣n nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp dạy học cho hai kiểu bài được bổ sung vào chương tŕnh kể chuyện 4-5, đó là: Kể chuyện đă nghe, đă đọcKể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài này giúp cho giáo vuên nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện. Đồng thời t́m ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện lớp 5 nói riêng và ở Tiểu học nói chung.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
    Khách thể nghiên cứu: Dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, dạy học Kể chuyện ở lớp 5.
    Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5.
    5. Giả thuyết khoa học:
    Chất lượng dạy học Kể chuyện ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng sẽ được nâng cao nếu:
    Giáo viên nhận thức đúng mục đích, vai tṛ của phân môn Kể chuyện, đồng thời họ có một cách tổ chức giờ học sao cho hấp dẫn học sinh và có các biện pháp hữu hiệu giúp học sinh biết cách kể chuyện.
    Học sinh biết kể chuyện, hứng thú với giờ học, mạnh dạn, tự tin trong khi kể chuyện cũng nh­ trong giao tiếp.
    6. Các nhiệm vụ nghiên cứu:
    T́m hiểu co sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học.
    T́m hiểu thực trạng dạy học Kể chuyện ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng.
    Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5.
    Tiền hành dạy học thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đă đề xuất.
    7. Những đóng góp mới của luận văn
    - Giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về mục đích, vai tṛ của phân môn Kể chuyện trong dạy học Tiếng Việt.
    - Các biện pháp được đề xuất sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt hơn giờ dạy kể chuyện lớp 5.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá tŕnh nghiên cứu, chúng tôi đă sử dụng các phương pháp sau: Phân tích tài liệu; điều tra; quan sát; thực nghiệm sư phạm; tổng hợp và thống kê.
    9. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
    Chương I. Cơ sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học.
    Chương II. Thực trạng dạy học Kể chuyện ở lớp 5.
    Chương III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Kể chuyện lớp 5.
     
Đang tải...