Đồ Án Thực trạng đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của ngành Điện tử

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng đầu tư và kết quả SXKD của ngành Điện tử


    CHƯƠNG I :LÍ LUẬN CHUNG
    I.Khái niệm đầu tư , đầu tư phát triển và đặc điểm:
    1. Khái niệm đầu tư :

    - Trên góc độ tài chính :Đầu tư là chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.
    - Trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu được nhiều hơn trong tương lai
    - Từ góc độ chung: Đầu tư là sự bỏ vốn cùng với các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó ( Tạo ra hoặc khai thác sử dụng một tài sản)nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai.
    2. Đầu tư phát triển và các đặc điểm:
    a. Khái niệm: Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống tạo ra những tài sản mới cũng như duy trì tiềm lực sẵn có của nền kinh tế.
    b. Đặc điểm:
    - Tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho một dự án thường rất lớn.
    - Thời gian cần thiết cho một công cuộc đầu tư kéo dài
    - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư để thu hồi vốn và sinh lời kéo dài.
    - Đa số các công trình đầu tư phát triển được tạo ra ở một vị trí cố định do vậy nó chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội của vùng đó.
    - Do thời gian đầu tư và vận hành kéo dài, vốn đầu tư lớn nên có mức độ rủi ro cao.
    II.Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư
    Cũng như một thực thể tồn tại trong môi trường sống, các Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một môi trường nhất định và chịu sự tác động chi phối của môi trường đó tới hoạt động đầu tư của mình, đó chính là môi trường đầu tư . Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố các điều kiện cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động, kết quả đầu tư . Tìm hiểu môi trường đầu tư luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía các doanh nghiệp .
    1.Quan điểm đối với việc nghiên cứu môi trường đầu tư trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
    Cơ chế kế hạch hoá tập trung có những đặc trưng cơ bản là: Ba vấn đề trung tâm trong hoạt động của doanh nghiệp (sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai) đều do nhà nước quyết định. Nghĩa là thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, cung và cầu về hàng hoá đã gặp nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra trên thương trường. Nhà nước cũng bao cấp hoàn toàn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , lãi thì nộp cho ngân sách còn lỗ nhà nước bù đắp cũng bằng ngân sách. Chính vì thế, doanh nghiệp không có quyền lựa chọn cơ hội đầu tư cho mình và luôn bị động phụ thuộc vào nhà nước .
    2.Kinh tế thị trường và nhu cầu tất yếu phải nghiên cứu môi trường đầu tư .
    2.1.Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường
    Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà các quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, phân chia các lợi ích do các quy luật kinh tế, quy luật thị trường chi phối.
    Kinh tế thị trường có những đặc trưng sau đây:
    1- Kinh tế thị trường dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá phát triển.
    2- Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân, mỗi đơn vị kinh tế được tự do tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật.
    3- Khách hàng giữ vị trí trung tâm trong kinh tế thị trường, người bán phải tìm mọi cách để lôi kéo người mua về phía mình.
    4- Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường, gồm ba loại cạnh tranh cùng tồn tại: cạnh tranh giữa những người bán, cạnh tranh giữa những người mua và cạnh tranh giữa những người mua và người bán.
    5- Tiền tệ hoá tất cả các quan hệ kinh tế.
    Xuất phát từ những đặc trưng trên có thể thấy trong kinh tế thị trường cả doanh nghiệp và khách hàng đều có khả năng lựa chọn. Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư đúng quy định của pháp luật, khách hàng tự do lựa chọn người cung cấp hàng hoá, dịch vụ trong đó khách hàng đã được đặt ở vị trí trung tâm.
    2.2.Vai trò của việc nghiên cứu, xác định môi trường đầu tư
    Môi trường đầu tư bao gồm những yếu tố liên tục tác động đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của các nhà đầu tư . Đây là những yếu tố khách quan mà nhà đầu tư không thể kiểm soát được. Nghiên cứu môi trường đầu tư không phải để điều khiển nó theo ý muốn mà để nhằm mục đích tìm ra phương pháp tự điều chỉnh mình sao cho thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của môi trường đầu tư , thông qua một loạt các biện pháp khai thác:
    ã Tổ chức và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường đầu tư .
    ã Phân tích toàn diện đầy đủ các yếu tố của môi trường đầu tư để lựa chọn cơ hội đầu tư .
    ã Xây dựng chiến lược
    ã Hoàn thiện các nghiệp vụ đầu tư cho phù hợp với môi trường đầu tư
    ã Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư
    Tuy là không điều khiển được nhưng đối với một số yếu tố của môi trường đầu tư và trong một chừng mực nhất định, doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra những kích thích đủ lớn để gây ra những phản ứng có lợi cho mình một cách gián tiếp, đặc biệt là đối với các yếu tố về văn hoá, xã hội.
    III.Nội dung của môi trường đầu tư :
    Quan niệm chung hay được sử dụng là coi môi trường đầu tư như một tập hợp các yếu tố, các điều kiện cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu tư . Nội dung của môi trường đầu tư bao gồm
    - Môi trường Văn hoá- xã hội
    - Môi trường chính trị- luật pháp
    - Môi trường kinh tế- công nghệ
    - Môi trường cạnh tranh
    - Môi trường Địa lý- sinh thái
    1.Môi trường Văn hoá xã hội
    Yếu tố văn hoá - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp . Có thể nghiên cứu các yếu tố này từ những giác độ khác nhau tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu. Dưới giác độ ảnh hưởng của chúng tới thị trường của doanh nghiệp , ta có thể xem xét một số các tiêu thức sau:
    Dân số (liên quan đến nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu): Là số người hiện hữu trên thị trường. Tiêu thức này ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt đến. Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, khối lượng tiêu thụ một sản phẩm nào đó càng lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả đầu tư càng cao hay tóm lại là có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn cho doanh nghiệp .
    Xu hướng vận động của dân số (liên quan đến dạng của nhu cầu và khả năng đáp ứng): gồm tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình Tiêu thức này ảnh hưởng chủ yếu đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thoả mãn nó trên thị trường, đến cách thức đáp ứng khác nhau về sản phẩm của doanh nghiệp đối với những lớp người có độ tuổi khác nhau trên thị trường.
    Hộ gia đình và xu hướng vận động (liên quan đến chất lượng và quy cách sản phẩm khi thoả mãn nhu cầu của cả gia đình): Tiêu thức này đề cập chủ yếu đến quy mô của một gia đình. Nó có ảnh hưởng đến số lượng, quy cách sản phẩm cụ thể khi sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu chung của cả gia đình.
    Thu nhập và phân bố thu nhập (khả năng tài chính ): là lượng tiền và cách sự dụng lượng tiền đó để thoả mãn nhu cầu. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, số lượng tiền (thu nhập ) sẽ được trang trải cho các nhu cầu theo các tỷ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản phẩm, hình thành nên khái niệm chất lượng sản phẩm theo cách đánh giá của người tiêu thụ: sản phẩm vừa đủ, là sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng phù hợp với khả năng chi trả của họ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm thoả mãn khách hàng theo mức độ yêu cầu khác nhau về chất lượng, chủng loại và dịch vụ.
    Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội: Vị trí, địa vị của người tiêu thụ trong xã hội. Những người có nghề nghiệp, tầng lớp khác nhau có quan điểm và cách ứng xử khác nhau trên thị trường. Từ đó hình thành nên các nhóm khác nhau về yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ trong cùng một khu vực địa lý.
    Trình độ học vấn: trong bất kỳ xã hội nào dân cư cũng được phân thành năm nhóm trình độ học vấn: mù chữ, học dở dang trung học, tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp nghiệp vụ chuyên môn. Tỷ lệ số người có trình độ học vấn cao trong xã hội ảnh hưởng lớn đến nhu cầu các loại sản phẩm phục vụ học tập và nâng cao kiến thức như sách báo, tạp chí Trình độ học vấn của mỗi người còn liên quan đến nghề nghiệp do đó ảnh hưởng đến thu nhập , khả năng thanh toán.
     
Đang tải...