Luận Văn Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC

    Từ những số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp mà chúng em đã thu thập được, đề tài nghiên cứu đã cung cấp một cách khái quát không chỉ về mặt lý luận mà còn về mặt thực tiễn. Thông qua các phương pháp phân tích và xử lý số liệu, đề tài đã tập trung nghiên cứu về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây mà cụ thể là giai đoạn 2006-2010. Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và thực tế hơn về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Từ những vấn đề cơ bản như những nhân tố về môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đến tình hình tình thu hút nguồn vốn FDI vào nước ta. Đến những vấn đề bản chất như cơ cấu nguồn vốn FDI khi đầu tư vào Việt Nam (như theo ngành, theo vùng, theo đối tác đầu tư ) Tiếp đến là tình hình thực hiện vốn đầu tư cũng như tình hình giải ngân của các dự án hay như tình hình cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu vấn đề “thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” đã phát sinh không ít những vấn đề còn tồn tại và những điểm đen. Bên cạnh những tác động to lớn của nguồn vốn FDI đến tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, thì cũng có không ít những hệ lụy tiêu cực đến nền kinh tế xã hôi như tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hay vấn đề về lao động, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề chuyển giá Từ thực trạng đó chúng ta không thể không có những biện pháp để nguồn vốn FDI thực sự có hiệu quả hơn đối với việc phát triển kinh tế xã hội nước ta. Đồng thời cũng cần có những giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả trong thời gian tới. Bên cạnh các con số khách quan, một phần không thể thiếu của đề tài đó là phần cơ sở lý luận, cung cấp những thông tin khái quát về FDI như khái niệm FDI, bản chất và đặc điểm của FDI, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Hi vọng từ những gì mà chúng em đã cung cấp, trình bày trong đề tài sẽ giúp độc giả có cái nhìn cụ thể, khách quan và toàn diện về vấn đề “ thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”
    Chắc chắn trong quá trình nghiên cứu, chúng em không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô, cũng như các bạn đề đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.











    LỜI MỞ ĐẦU

    Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Những ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia ngày càng lan rộng cũng như sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển .Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm xã hội. Hiện nay, chúng ta đang sống trong giai đoạn với sự thay đổi nhanh chóng của tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong nền chính trị, xã hội . Tất cả đã đem lại cho thời đại một bước phát triển mới.
    Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển .Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của Chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các cá nhân, tổ chức là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn găp nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía.
    Từ những suy nghĩ trên chúng em đã chọn đề tài “ Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta.
    Mặc dù chúng em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, đặc biệt là thầy Vũ Xuân Thủy trong bộ môn Tài Chính Doanh Nghiệp để chúng em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này, nhưng do sự nhận thức còn chưa đầy đủ và thời gian nghiên cứu ít nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô.
    Chúng em xin chân thành cảm ơn.


    MỤC LỤC

    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài “đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” . 6
    1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài . 6
    1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 6
    1.4 Phạm vi nghiên cứu 7
    1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 7
    1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu . 7
    Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
    2.1 Khái niệm về FDI . 8
    2.2 Một số lý thuyết của vấn đề FDI 9
    2.2.1 Bản chất và đặc điểm của FDI 9
    2.2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam 10
    2.2.2.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài . 10
    2.2.2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam . 11
    2.2.3 Lợi ích của nguồn vốn FDI 14
    2.2.3.1 Đối với nước nhận đầu tư . 14
    2.2.3.2 Đối với nước đi đầu tư 17
    2.2.4 Bất lợi từ nguồn vốn FDI . 18
    2.2.4.1 Đối với nước nhận đầu tư . 18
    2.2.4.2 Đối với nước đi đầu tư 19
    2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu khách thể ở Việt Nam và trên thế giới . 20
    2.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu khách thể ở Việt Nam 20
    2.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu khách thể trên thế giới 20
    2.4 Những nghiên cứu có liên quan 21

    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu
    3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề 23
    3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
    3.2.1 Tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 24
    3.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 24
    3.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp
    3.3.1 Tình hình cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam . 28
    3.3.2 Quy mô và nhịp điệu đầu tư . 29
    3.3.3 Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư 31
    3.3.4 Cơ cấu FDI theo vùng kinh tế hay địa bàn đầu tư . 33
    3.3.5 Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế 35
    3.3.6 Cơ cấu FD theo hình thức đầu tư . 36
    3.3.7 Cơ cấu FDI ở một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn 37

    Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
    4.1 Các kết luận và phát hiện qua quá trinh nghiên cứu vấn đề . 41
    4.1.1 Tác động tích cực của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế, xã hội ở Việt Nam 41
    4.1.1.1 FDI với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 42
    4.1.1.2 FDI góp phần chuyển giao công nghệ 45
    4.1.1.3 FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động . 45
    4.1.1.4 FDI góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 46
    4.1.1.5 FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế . 48
    4.1.1.6 FDI góp phần vào quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế 50
    4.1.2 Những hạn chế, tồn tại trong việc huy động nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. . 52
    4.1.2.1 Về hiệu quả sử dụng vốn 52
    4.1.2.2 Tình hình giải ngân của các dự án 53
    4.1.2.3 Về chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ thuật 53
    4.1.2.4 Vấn đề môi trường 54
    4.1.2.5 Cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý, hiệu quả tổng thể kinh tế xã hội chưa cao
    . 55
    4.1.2.6 Vấn đề lao động 56
    4.1.2.7 Vấn đề chuyển giá 59
    4.1.2.8 Một số vấn đề khác . 59
    4.1.3 Nguyên nhân . 61
    4.2 Các dự báo về triển vọng của vấn đề nghiên cứu . 62
    4.3 Các đề xuất, kiến nghị với vấn đề nghiên cứu . 64
    4.3.1 Các biện pháp nhằm sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả hơn . 61
    4.3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới
    4.3.2.1 Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư
    4.3.2.2 Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam
    4.4 Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu



    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

    Bảng 1: TÌnh hình thực hiện vốn đầu tư của các dự án FDI giai đoạn 2006-2010
    Bảng 2: Top10 địa phương thu hút FDI năm 2010
    Bảng 3: FDI năm 2010 phân theo hình thức đầu tư
    Bảng 4: Tăng trưởng GDP, 2004-2008
    Bảng 5: Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác
    Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009
    Bảng 8: FDI phân theo ngành
    Bảng 9: FDI phân theo đối tác
    Biểu đồ 1: Tình hình giải ngân của các dự án FDI giai đoạn 2006-2010
    Biểu đồ 2: FDI năm 2009 phân theo địa phương
    Biểu đồ 3: Cơ cấu FDI vào lĩnh vực BĐS giai đoạn 2004-11/2010
    Biểu đồ 4: Tình hình xuất nhập khẩu, nhập siêu qua các tháng



    DANH MỤC VIẾT TẮT

    ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    BO Xây dựng – chuyển giao
    BOT Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
    BTO Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
    BHXH Bảo hiểm xã hội
    BHYT Bảo hiểm y tế
    BĐS Bất động sản
    CPI Chỉ số giá tiêu dung
    DNLD Doanh nghiệp liên doanh
    ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    ĐTNN Đầu tư nước ngoài
    FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    IMF Qũy tiền tệ thế giới
    NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
    NĐT Nhà đầu tư
    NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
    OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tê
    WB Ngân hàng thế giới
    WTO Tổ chức thương mại thế giới
    XTĐT Xúc tiến đầu tư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...