Báo Cáo Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Contents

    1.Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc

    2. Thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

    2.1. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.

    2.2. Thực trạng thu hút đầu tư của Trung Quốc

    2.3. Các chính sách đầu tư nước ngoài của TQ

    3. Tình hình đầu tư nước ngoài tại VN và bài học kinh nghiệm từ TQ

    3.1.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực trạng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc

    1. Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc

    Tên nước Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

    Thủ đô Bắc Kinh

    Diện tích 1,39 tỷ người (tính đến 2010)

    Dân tộc 56 dân tộc (dân tộc Hán là chủ yếu)

    Tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi,

    Thiên chúa giáo

    Ngôn ngữ Tiếng Hán là tiếng phổ thông

    Hành chính 31 tỉnh, trong đó thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc TƯ

    Đất nước Trung Quốc nổi tiếng là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất với lịch sử tồn tại trên 3.500 năm. Với lịch sử hàng nghìn năm phát triển, Trung Quốc luôn biết mở cửa tiếp nhận tinh hoa thế giới, thâu hoá tri thức, tạo dựng nên gia tài văn hoá đầy trí tuệ mà luôn giữ được sắc thái riêng biệt của mình

    Năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa và thực hiện một cuộc thay đổi vĩ đại trong lịch sử của, và đã đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Gần 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn, trở thành cường quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Từ năm 1979 đến 2005, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất thế giới. Tính riêng năm 2005, năm cuối cùng thực hiện "Kế hoạch 5 năm lần thứ 10", GDP của Trung Quốc tăng trưởng 9,9%, đạt khoảng 2200 tỷ USD (gấp 50 lần so với năm 1978), xếp thứ 4 thế giới; thu nhập bình quân của cư dân ở thành thị đạt khoảng 1295 USD, ở nông thôn đạt khoảng 403 USD. Về kinh tế đối ngoại, Trung Quốc kết thúc thời gian quá độ sau khi gia nhập WTO; tổng kim ngạch thương mại đạt 1422 tỷ USD, tăng 23,2%, xếp thứ 3 thế giới (gấp 60 lần so với năm 1978); dự trữ ngoại tệ đạt 941 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất thế giới; năm 2005 FDI thực tế đạt 60,3 tỷ USD, đưa tổng số vốn đầu tư thực tế vượt 620 tỷ USD.

    Về đầu tư nước ngoài, năm 1989, chính quyền đã ban hành các đạo luật và nghị định về khuyến khích nước ngoài đầu tư vào các vùng và các lĩnh vực ưu tiên cao. Một ví dụ điển hình của chính sách này là Danh mục ngành khuyến khích, quy định mức độ nước ngoài có thể được phép tham gia trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Mở cửa cho bên ngoài vẫn là trọng tâm của quá trình phát triển của Trung Quốc. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất khoảng 45% hàng xuất khẩu Trung Quốc (dù đa số đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đến từ Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao, hai trong số này thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), và Trung Hoa Đại lục tiếp tục thu hút dòng đầu tư to lớn. Năm 2005, dự trữ ngoại tệ vượt mức 800 tỷ USD, hơn gấp đôi mức năm 2003 và trong tháng 11 năm 2006, Trung Hoa đại lục trở thành nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, vượt mức 1.000 tỷ USD.

    Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm "mục lân, an lân, phú lân" (thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng). Hầu hết các quốc gia và khu vực đều có nhu cầu thiết lập và mở rộng hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Tính đến nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 38 quốc gia Đông á, Đông Nam á, Nam á và Tây á. Các mối quan hệ này ngày càng được gia tăng lòng tin về chính trị và hợp tác toàn diện, chặt chẽ về kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...