Đồ Án Thực trạng đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp của EU vào VN

    I.Môi trường đầu tư ở Việt Nam và quan hệ Việt Nam-EU hiện nay:

    1) Môi trường đầu tư ở Việt Nam:
    Tốc độ tăng truởng kinh tế cũng như môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đang khiến Việt Nam ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới với qui mô vốn đầu tư cho mỗi giai đoạn vượt xa giai đoạn truớc.

    a)Môi trường pháp lý ở Việt Nam:
    Trước tiên, chúng ta sẽ đề cập tới luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam:
    Văn bản đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam được ban hành nhưng do hoàn cảnh còn đang trong thời kì chiến tranh nên đây mới chỉ là ở dạng Văn Bản.
    Còn Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam được Quốc Hội ban hành vào ngày 29 tháng 12 năm 1987 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1988 Luật đầu tư năm 1987 chỉ cho phép các doanh nghiệp nhà nước hợp tác đầu tư nước ngoài, và cũng chưa được đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục và y tế, đồng thời cũng chưa cho phép đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây chính là cơ sở pháp lý đầu tiên nhằm phát triển đầu tư nước ngoài tại nước ta. Chính luật đầu tư năm 1987 đã bước đầu cho thấy tiềm năng phát triển đầu tư ở Việt Nam.
    Luật này được sửa đổi và bổ sung qua các năm 1990, 1992 cho phép các doanh nghiệp ngoài nhà nước được tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài.
    Năm 1996 là Lần thứ hai Quốc hội ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là luật đổi mới, mở rộng các lĩnh vực đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài vào y tế giáo dục, thực hiện các ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các chính sách về thuế, tăng thời gian tối đa của Dự án đầu tư lên 70 năm. Tuy nhiên trong khi thực hiện thì luật đầu tư năm 1996 lại có nhiều bất cập nên đến năm 2000 thì Luật đầu tư lại được sửa đổi và bổ sung nhằm gia tăng việc thu hút vốn đầu tư . Luật đầu tư sửa đổi và bổ sung năm 2000 đã quy định việc giải phóng mặt bằng và đền bù triển khai dự án đầu tư thuộc về phía các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào nước ta. Luật đầu tư tiếp tục được sửa đổi vào năm 2003.
    Đến năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp, so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì luật này có sự bao quát hơn về đối tượng điều chỉnh, bao gồm : Doanh nghiệp trong nước và donah nghiệp nước ngoài. Với nội dung dày hơn, số điều luật nhiều hơn (tăng 48 điều, từ 124 điều lên 172 điều) LDN 2005 nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể, nếu không muốn nói là có bước tiến dài, có khả năng chuyển tải thông điệp sẵn sàng hội nhập cho nền kinh tế, và là chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
    Để xúc tiến việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, vào tháng 6 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư tại Việt Nam, nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng, gọn nhẹ, cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài hơn. Nhờ có Luật đầu tư năm 2005, mà lượng thu hút vốn FDI của nước ta đã đạt con số kỉ lục từ trước đến nay: Số vốn đầu tư FDI năm 2006 đạt trên 10.2 tỷ USD, với số dự án là 987 dự án, còn trong 10 tháng đầu năm 2007, chúng ta đã thu hút được 11.26 tỷ USD vượt mức cùng kì năm ngoái.
    Tóm lại, với môi trường chính trị ổn định, hệ thống cơ sở pháp lý về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày được hoàn thiện, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, môi trường đầu tư ở Việt Nam được đánh giá là rất tích cực.

    b) Môi trường hành chính ở Việt Nam:
    Quản lý hành chính là cơ sở hạ tầng cho phát triển bền vững về mọi mặt kinh tế và xã hội. Từ những việc đơn giản như mua xăng, bán phở đến phức tạp như đăng ký kinh doanh, quản lý công ty đều liên quan đến quản lý hành chính. Những tệ nạn như tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình, mua chức, chạy án, gian lận trong thi cử, mua bán đất công là hậu quả trông thấy của hệ thống quản lý hành chính lỏng lẻo từ bao lâu nay ở Việt Nam. Quản lý hành chính ở nước ta rất phức tạp, nhiễu khê, tốn kém làm cho người dân và các doanh nghiệp vất vả nhưng lại rất lỏng lẻo trong việc kiểm soát chất lượng, các cán bộ hành chính thì thường hạch sách người dân. đó luôn là những điểm nóng của Việt Nam trong những năm qua. Cũng chính do những thủ tục rườm rà, sách nhiễu này đã cản trở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm trước đây.
    Từ cuối năm 2005, khi Luật Đầu tư mới được thông qua, thì việc cải cách hành chính cũng bắt đầu được thực hiện. Các thủ tục hành chính của Việt Nam ngày càng được cải cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.Việt nam đang chuyển dần sang hướng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông, đây là bước chuyển tích cực trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thu hút đầu tư , giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính xuống còn một nửa so với trước.

    c) Môi trường cở sở hạ tầng ở Việt Nam:
    Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động dồi dào do dân số nước ta khá đông, mỗi năm trung bình có 1.1 triệu người gia nhập thêm vào lực lượng lao động. Tuy lao động dồi dào nhưng đa phần là lao động phổ thông, tỉ lệ lao động có trình độ cao đẳng đại học, và trên đại học chiếm 25%, lao động có tay nghề kĩ thuật cao rất ít. Cơ sở hạ tầng còn lạc hậu tuy nhiên những năm gần đây đã được cải thiện hơn. Sản lượng điện Việt Nam tăng lên 4 lần trong vòng 10 năm, hệ thống giao thông và các cảng biển được nâng cấp và mở rộng, dịch vụ hàng không thì ngày càng hiện đại với nhiều tuyến bay quốc tế, đặc biệt là ngành bưu chính viễn thông ngày càng hiện đại, và đã tách ra thành hai ngành Bưu chính và Viễn thông, làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng các dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Nhờ thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà cơ sở hạ tầng của Việt Nam được cải thiện rõ rệt tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế, theo ông Motoyki Oka- chủ tịch uỷ ban kinh tế Nhật Việt thuộc liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản: “Nếu Việt Nam không nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ trở thành nút cổ chai đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. Trước thực trạng đó, Cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng đã khẳng định, xúc tiến đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực được Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong chương trình vận động đầu tư trong và ngoài nước năm 2008.
     
Đang tải...