Luận Văn Thực Trạng Đầu Tư Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hạ Tầng Sông Đà

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực Trạng Đầu Tư Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Hạ Tầng Sông Đà


    I. Giới thiệu chung về Công ty CPXDHT Sông Đà
    1.Quá trình hình thành và phát triển
    Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 13/1998/QH10 được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 10, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.

    Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

    Căn cứ quyết định số 1270/QĐ – BXD ngày 18/10/2002 và quyết định số 1653/QĐ- BXD ngày 9/12/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển trạm bê tông thương phẩm thuộc Công ty Sông Đà 9 – doanh nghiệp nhà nước thuộc TCT Sông Đà thành công ty cổ phần.

    Công ty CPXDHT Sông Đà là một doanh nghiệp hoạt động theo đúng Luật doanh nghiệp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 8 tháng 11 năm 2003, hạch toán độc lập trực thuộc TCT Sông Đà.

    Chức năng sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm các linh vực:
    · Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm.
    · Sản xuất và lắp đặt các cấu kiện bê tông, kết cấu thép.
    · Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp.
    · Sản xuất que hàn.
    · Sản xuất kinh doanh điện
    · Tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế.
    · Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, các công trình thuỷ lợi, giao thông, đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cầu cống, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế đến 110KV.
    · Thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước, lắp đặt các đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh, trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm kính các loại.
    · Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, vật tư thiết bị, phụ tùng máy xây dựng.
    Định hướng phát triển của Công ty các năm tiếp theo là:

    1. Chú trọng đến công tác sản xuất công nghiệp, phát triển kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng và các dự án của Công ty.

    2. Xây dựng Công ty thành Công ty có tiềm năng kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống.

    3. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    2. Sơ đồ tổ chức SXKD Công ty:

    - Vốn vay thương mại có vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của Công ty, nhưng điều cơ bản của nguồn này là phải huy động được nguôn tiết kiệm từ dân cư. Hiện nay, có rất nhiều khoản tiết kiệm được tích luỹ tại các hộ gia đình do đời sống và thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể khi kinh tế phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần cải thiện và nâng cao năng lực cho ngành Ngân hàng để huy động tốt nhất các khoản tiền nhàn rỗi này, đồng thời cũng xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để vừa đảm bảo các Ngân hàng kinh doanh có lãi, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn mình cần mà không phải chịu sức ép vay nợ quá lớn.
    - Các ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận một cách thuận lợi nguồn vốn tín dụng để đầu tư theo hướng cải tiến quy trình đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ cho vay, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhưng vẫn đảm bảo thựac hiện đúng quy định của pháp luật, chẳng hạn các ngân hàng nêm yết công khai và tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp để hướng dẫn thủ tục vay vốn, quy trình, thời gian tối đa giải quyết vốn vay và kịp thời thẩm định, quyết định cho vay đối với các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp có đủ điều kiện. Những trường hợp không cho vay được ngân hàng phải thông báo rõ cho doanh nghiệp bằng văn bản để giảm bớt thời gian doanh nghiệp phải chờ đợi, các ngân hàng có thể xem xét cho doanh nghiệp được áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản được hình thành từ vốn vay hoặc được vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định, đồng thời chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng để nắm chắc cơ chế tín dụng, nâng cao khả năng thẩm định khoản vay, đảm bảo giải ngân vốn đúng tiến độ và làm tốt công tác tư vấn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay có hiệu quả
    - Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn nữa, thiết lập các điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập và vận động của dòng vốn nước ngoài và đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài nhằm đa dạng hoá các kênh huy động vốn của doanh nghiệp.
    - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất máy móc thiết bị trong nước, đảm bảo cung cấp cho Công ty những chủng loại xe máy, thiết bị chất lượng tương đương để tiết kiệm ngoại tệ, mặt khác có thể xét giảm thuế nhập khẩu cho Công ty trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị, từ đó giúp cho Công ty giảm chi phí, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh.
     
Đang tải...