Đồ Án Thực trạng đầu tư quốc tế vào Việt Nam hiện nay và sự thích ứng của nền kinh tế

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng đầu tư quốc tế vào VN hiện nay và sự thích ứng của nền kinh tế


    I.Thực trạng đầu tư quốc tế vào Việt Nam hiện nay và sự thích ứng của nền kinh tế.

    1. Sự gia tăng đột ngột vốn FDI năm 2006 và triển vọng giai đoạn 2007-2010.
    1.1. Bước nhảy vọt về FDI năm 2006
    Năm 2006 thực sự là một bước đột phá của đầu tư FDI vào Việt Nam, lần đầu tiên sau 20 năm cải cách chúng ta đã vượt mức 10 tỷ USD vốn FDI . Đáng ngạc nhiên hơn đó lại hầu hết đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, minh chứng rõ ràng cho một trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế. Đáng chú ý là dự án nhà máy thép Posco có số vốn là 1,1 tỷ USD tại Bà Rịa-Vũng Tàu và nhà máy sản xuất chip điện tử phục vụ xuất khẩu của Intel với số vốn đầu tư là 1 tỷ USD tại Tp. Hồ Chí Minh (Nhà máy có quy mô lớn thứ 3 của Intel tại nước ngoài). Chính sự xuất hiện của Intel tại Việt Nam đã làm cho các chỉ số đầu tư quốc tế tăng cao. Chứng tỏ sự đúng đắn của chiến lược trải thảm đỏ đón chào các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam. Chưa thể nói Việt Nam là một quốc gia có một nền kinh tế mạnh, hay chúng ta có một chính sách ưu đãi vượt trội so với các quốc gia khác nhưng rõ ràng những kết quả đạt được đang từng bước khẳng định vị thế và tiềm năng của đất nước. Những cố gắng không ngừng cải cách của chính phủ đã đạt được kết quả. Tất cả những kết quả trên là thành quả của việc chúng ta mạnh dạn gia nhập WTO, mạnh dạn chấp nhận cuộc chơi lớn trên sân chơi toàn cầu. Đã có những lúc người Việt Nam hồ nghi khả năng của chính mình trước cuộc chơi lớn này, nhưng giờ đây chúng ta đã ở trên đường đua toàn cầu hoá ( Cụ Bạch Thái Bưởi trong cái buổi nô lệ của dân tộc đã dạy cho người Hoa và người Pháp biết rằng người Việt Nam lợi hại như thế nào trên thương trường, thì tại sao trước những thế và lực đó chúng ta lại lo sợ trước những thế lực kinh tế nước ngoài), chúng ta đã là những người không có đường lui. Sự khác biệt rõ ràng khi các nhà đầu tư lớn đầu tư vào Việt Nam đó là họ không chỉ đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi lực lượng nhân công lao động với giá rẻ mà thực tế một lượng vốn lớn đã được đầu tư vào những ngành công nghiệp chất xám: Gần 2 tỷ USD vốn FDI của Nhật đầu tư vào lĩnh vực điện tử và máy công nghiệp, cũng chừng ấy vốn của các tập đoàn Hàn Quốc đầu tư vào các nghành công nghiệp nặng như sắt thép, hoá chất và một lượng vốn cho các lĩnh vực kinh doanh giải trí và dịch vụ. Rõ ràng thị trường Việt Nam không phải là một thị trường cấp thấp, trong con mắt của các nhà đầu tư đây là một thị trường chiến lược trong tương lai. Chúng ta đã vượt xa những mong đợi, theo dự đoán của năm 2005 chúng ta sẽ thu hút được 6,5 tỷ USD vốn FDI , và thực tế đến thời điểm hiện tại chúng ta đã vượt 56,92% chỉ tiêu đề ra một con số rất ấn tượng. Thêm vào đó là hệ thống các NHTM của chúng ta cũng tiếp nhận một lượng vốn ước đạt 200 triệu USD của các NHTM quốc tế thông qua việc mua cổ phần của các NHTM CP trong nước để trở thành các cổ đông chiến lược của các ngân hàng này. Thị trường chứng khoán của chúng ta nóng lên từng ngày nhờ những luồng FDI liên tục gia tăng vào Việt Nam.

    Những con số tăng trưởng trên của Việt Nam là thực sự ấn tượng, theo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài, việc chúng ta gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị Thượng đỉnh APEC đã làm các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến Việt Nam hơn, chính việc tích cực quảng bá hình ảnh của đất, giới thiệu sâu rộng với bạn bè quốc tế về môi trường kinh doanh của Việt Nam đã làm cho các nhà đầu tư quốc tế vốn rất nhạy bén với thời cơ và lợi nhuận nhận thấy cần nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam.

    Đến cuối năm 2006, chúng ta thực sự cảm nhận được những thay đổi về vị thế kinh tế của đất nước rõ ràng những thành công mà chúng ta đạt được là những thành công nằm ngoài sự mong đợi. Nằm ngoài sự dự đoán của cả những chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng còn nhiều khó khăn phía trước, không phải mọi thứ đều màu hồng đang trải sẵn để chúng ta bước lên.
     
Đang tải...