Luận Văn Thực trạng đào tạo, thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng đào tạo, thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên ở VN




    Lời nói đầu

    Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia cần hết sức cố gắng cải cách nền kinh tế của mình để không bị tụt hậu hay bị mất quyền lợi khi hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì thế, việc củng cố và phát triển vững chắc hệ thống kiểm toán không nằm ngoài hoạt động của mỗi quốc gia để quản lý nền kinh tế vĩ mô thực sự có hiệu quả.
    Trên thế giới, hoạt động kiểm toán đã ra đời và phát triển hơn năm mươi năm nay và đã có công đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp . Đối với nước ta, hoạt động kiểm toán mới được du nhập vào, vì thế hoạt động kiểm toán chưa thực sự nằm trong ý thức của cán bộ công chức và người dân Việt Nam. Từ khi chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN , kiểm toán đã là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với hoạt động tài chính và được xem như một loại công cụ có vai trò quan trọng nền kinh tế thị trường.
    Nhằm mục tiêu đưa hoạt động kiểm toán của nước ta đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước đạt trình độ khu vực và quốc tế, Khoa Kế Toán-Kiểm Toán, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ đào tạo những kiểm toán viên chuyên ngành có trình độ chuyên môn cao và ý thức nghề nghiệp tốt để có thể phục vụ một cách tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trở thành kiểm toán viên là mong ước của em cũng như hầu hết các sinh viên chuyên nghành kiểm toán. Vì vậy, những quy định liên quan đến kiểm toán viên, đặc biệt là những quy định về vấn đề đào tạo, thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên luôn là mối quan tâm hàng đầu của em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc thực hiện đề tài "Thực trạng đào tạo, thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên ở Việt Nam" cũng xuất phát từ chính lý do này. Để trình bày đầy đủ khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên là một vấn đề hết sức khó khăn. Đây là một đề tài phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau, quan điểm nghiên cứu cũng khác nhau, nó đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu rộng và có một thời gian nghiên cứu lâu dài. Do đó, nội dung trình bày trong bài viết này cũng mới là những ý kiến gợi mở ban đầu, sẽ còn tồn tại rất nhiều thiếu sót. Trong khuôn khổ bài viết này, em mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung và cơ bản nhất của đề tài. Tuy nhiên khi thực hiện bài viết này, em còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thông tin,hơn nữa, việc nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán còn rất mới mẻ . Em hy vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, cũng như sự nhận xét, đóng góp ý kiến quý báu của các bạn và đó sẽ là nguồn động viên vô cùng to lớn trên con đường học tập của em.
    Em xin chân thành cám ơn thày giáo Phan Trung Kiên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
    Đề tài gồm 3 phần:
    Phần I : Lý luận chung về Kiểm toán.
    Phần II : Thực trạng về công tác đào tạo,thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên ở VIệt Nam.
    Phần III. Một số phương hướng -kiến nghị trong công tác đào tạo,thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên ở Việt Nam.

     
Đang tải...