Tiểu Luận Thực trạng cung ứng dịch vụ giáo dục tại Singapore

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển theo các hình thức và giai đoạn với các thể chế chính trị khác nhau. Nhưng tất cả các nhà nước đều thực hiện chức năng quản lý hay cai trị và chức năng phụ vụ ở từng mức độ khác nhau, hai chức năng này thể hiện mối quan hệ biện chứng mà nhà nước phải thực hiện nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Về mặt chức năng phụ vụ xã hội, nhà nước phụ vụ công dân của mình trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng một cách tối ưu nhất nhu cầu của người dân. Một hoạt động trong những hoạt động trong chức phụ vụ của nhà nước mà chúng ta có thể thấy rõ đó là hoạt động cung cấp dịch vụ công của nhà nước cho công dân.
    Cung cấp dịch vụ công phụ vụ nhu cầu chung của người dân là tất yếu khách quan và rất cần thiết trong xu thế hiện nay là nhà nước chuyển dần từ cai trị sang phụ vụ. Việc cung ứng và cải cách dịch vụ công hướng tới nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công dân và xã hội là vấn đề mà được các quốc gia trên thế giới đang quan tâm hiện nay. Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vì con người, vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ chức cung ứng các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu cơ bản thiết yếu của công dân và tổ chức trong xã hội, bảo đảm trật tự và công bằng xã hội ngày càng được đề cao.
    Giáo dục là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và nó cũng chính là một trong những dịch vụ công do nhà nước và tư nhân cùng cung ứng. Hiện nay với nền kinh tế tri thức phát triển như vũ bão thì vai trò tri thức càng trở nên quan trọng hơn bao giời hết. Các quốc gia đều chú trọng đàu tư tăng cường cho nền giáo dục của mình một cách mạnh mẽ và phù hợp nhất đặt nền monhs cho sự phát triển đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, ngay từ xa xưa các nhà nước phong kiến với tư tưởng Nho giáo thì đều chú trọng đến giáo dục thi cử và đến ngày nay nhà nước ta luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...