Tiểu Luận thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, vốn là 1 đất nước thuần nông, lao động chủ yếu là thủ công, kỹ thuật còn thô sơ lạc hậu nên trong một thời gian dài nền kinh tế còn phát triển chậm không theo kip với sự đi lên nhanh chóng của các nước trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển kinh tế nhanh thì trước hết phải xây dựng một nền tảng khoa học kỹ thuật vững chắc. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm tới là đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản là một đất nước công nghiệp. Nước công nghiệp ở đây được hiểu là một đất nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
    Để thực hiện muc tiêu tổng quát trên một cách thành công đòi hỏi phải có các tiền đề cần thiết, phát huy được nội lực vốn có như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật; huy động vốn và sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại để tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, để hoc tập khoa học kỹ thuật của họ , tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước và đặc biệt không thể thiếu là việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả vì muốn thực hiện CNH-HĐH phải phát triển một cách tương xứng năng lực của người quản lý và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nguồn nhân lực đó bao gồm những người có đức có tài, ham học hỏi, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá và kỹ năng nghề nghiệp
    Để có nguồn nhân lực phù hợp như vậy thì phải coi việc đầu tư cho giáo dục đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, cần phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ, bao gồm mọi lĩnh vực và với quy mô tốc độ phù hợp với từng thời kỳ trong quá trình CNH-HĐH. Đi đôi với việc đào tạo phải bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo ấy để họ phát huy được đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệu tình lao động sáng tạo của họ.
    Thực tế trong thời gian qua, nguồn nhân lực của ta tuy đã có sự nâng cao để đáp ứng cho quá trình CNH-HĐH của đất nước, tuy nhiên vãn còn chưa theo kịp với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân là do kết quả của quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nên CNH-HĐH. Do đó nền kinh tế của nước ta còn chưa thực sự phát triển mạnh.
    Chính vì lý do trên mà em chon đề tài này để tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam.
    Đây là một đề tài thuộc cấp vĩ mô, tuy nhiên trong bài viết này em chỉ xin tìm hiểu về thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
    Nội dung của đề tài gồm 3 phần cơ bản:
    § Phần 1: một số vấn đề lý luận cơ bản
    - Nguồn nhân lực
    - Công nghiệp hoá hiện đại hóa
    - Yêu cầu của quá trình CNH-HĐH với nguồn nhân lực.
    § Phần 2: thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
    - Thực trạng nguồn nhân lực
    - Thực trạng về công tác đào tạo
    - Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực
    § Phần 3: các giải pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...