Luận Văn Thực trạng của tình hình xăng dầu trên thế giới và việc sử dụng các công cụ phái sinh để bình ổn giá

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
    nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tăng cường các hoạt động nhằm phục
    vụ cho nhu cầu của người dân, đồng thời phải cạnh tranh với nhau giữa các doanh
    nghiệp trong nước và nước ngoài. Việc bình ổn giá trong xu thế thị trường hiện nay là
    một vấn đề rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế, kìm chế lạm phát
    cao của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất tiêu dùng ngày càng tăng,
    nhiều ngành nghề phải chịu sự tác động của sự biến động giá cả. Mặt hàng xăng dầu là
    một nhân tố mà mỗi quốc gia đều phải sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản
    xuất, nó cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế, đất nước muốn phát triển thì phải có nguồn
    năng lượng. Hiện nay xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu. Giá cả của xăng dầu
    trong thời gian qua tăng rất cao liên tục phá vở những kỷ lục về giá cả gây ảnh hưởng
    không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
    Mặc dù, chính phủ đã có những kế hoạch dài hạn để tránh việc phụ thuộc quá
    nhiều vào lượng nhập khẩu bằng biện pháp tự sản xuất các sản phẩm hóa dầu thay cho
    việc hiện nay chỉ là sơ chế. Nhưng để thực hiện được điều này, lo rằng cần phải có một
    khoảng thời gian khá dài, trong khi đó xăng dầu luôn là mặt hàng thiết yếu của nền kinh
    tế. Việc giá xăng dầu cao và ngày càng tăng làm giảm mức sống của dân cư xuống dưới
    mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu dùng cho sản phẩm xăng dầu tăng lên tương
    đối so với thu nhập. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế
    khác, nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo
    giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến
    sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát.
    Một thị trường tài chính phái sinh còn ít được biết tới ở Việt Nam. Doanh nghiệp
    dường như còn quá xa lạ với những công cụ để phòng tránh rủi ro cho hoạt động kinh
    doanh trước những biến động của thị trường. Các ngân hàng thương mại về việc áp
    dụng các công cụ phái sinh còn rất hạn chế, đặc biệt ở các ngân hàng thương mại quốc
    doanh, trong khi khối ngân hàng này có lợi thế hơn vì quy mô hoạt động và vốn. Trong
    khoảng thời gian 2005 đến tháng 9/2007 mới chỉ có hơn 40 hợp đồng hoán đổi lãi suất
    và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác được phép thực hiện. Hiện nay, các
    nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá
    của nhiều mặt hàng trong đó có xăng dầu. Nhưng các công cụ này rất ít các doanh
    nghiệp Việt Nam sử dụng và với mặt hàng xăng dầu các công cụ phái sinh chưa được
    sử dụng.
    Đề tài này nghiên cứu về thị trường quyền chọn, giao sau và cách thức sử dụng
    quyền chọn và giao sau để phòng ngừa biến động giá nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam.
    Phân tích ảnh hưởng biến động giá xăng dầu của Việt Nam trong thời gian qua, phân
    tích tác dụng của việc sử dụng quyền chọn và giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến
    động giá nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam, xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải
    pháp ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam.
    1. Mục tiêu đề tài.
    2.1 Mục tiêu tổng quát:
    Nghiên cứu, đánh giá hoạt động liên quan đến các công cụ phái sinh .
    Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường các công cụ phái sinh.
    Những vấn đề xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam.
    Sử dụng các công cụ phái sinh vào việc bình ổn giá xăng dầu.
    2.2 Mục tiêu cụ thể:
    Đánh giá các vấn đề liên quan đến thị trường các công cụ phái sinh
    Đánh giá hoạt động thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam.
    Xác định vai trò của việc nghiên cứu các công cụ phái sinh đối với nền kinh tế
    thế giới và ở Việt Nam.
    Nêu ra một số biện pháp cụ thể cũng như việc thu thập thông tin để ứng dụng các
    công cụ phái sinh vào thị trường.
    2. Kết quả mong đạt được.
    Giới thiệu cho nhiều người hiểu biết về thị trường các công cụ phái sinh.
    Giới thiệu cho các tổ chức cá nhân cũng như đơn vị có hướng nghiên cứu ứng
    dụng công cụ phái sinh về vai trò của thị trường các công cụ phái sinh vào các mặt hàng
    xăng dầu cũng như các sản phẩm khác giúp xác định được mục tiêu cũng như ổn định
    thị trường.
    Các hoạt động của thị trường các sản phẩm phái sinh đi vào nề nếp trở thành một
    thói quen của các doanh nghiệp và cá nhân. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp, cá nhân
    trong nền kinh tế.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    Nghiên cứu về thị trường sản phẩm phái sinh trên thế giới và tình hình phát triển
    ở Việt Nam.
    Tình hình biến động xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua.
    4. Phương pháp nghiên cứu.




    3
     Nghiên cứu tại văn phòng:
    Thông qua sách, báo chí, tài liệu, internet
     Nghiên cứu thực tế:
    Xem xét việc sử dụng các công cụ phái sinh tại các Ngân hàng.
    Theo dõi những hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam và chủ yếu là ở
    Thành phố Hồ Chí Minh.
    o Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu:
    Phương pháp duy vật biện chứng.
    Phương pháp định tính.
    Phương pháp thống kê.
    Phương pháp phân tích.
    Phương pháp tổng hợp.

    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    1.1 Thuật ngữ và khái niệm. .4
    1.1.1 Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh. 4
    1.1.2 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh. 4
    1.1.3 Các khái niệm giao sau và quyền chọn. 5
    1.1.3.1 Hợp đồng giao sau. . 5
    1.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn. 9
    1.2 Đặc điểm. .10
    1.2.1 Đặc điểm của hợp đồng giao sau. . 10
    1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn. . 12
    1.2.2.1 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn bán. 13
    1.2.2.2 Đặc điểm cuả hợp đồng quyền chọn mua. . 13
    1.3 Những kinh nghiệm của thế giới và trong khu vực trong việc sử dụng các
    công cụ phái sinh. .13
    Chương 2: Thực trạng của tình hình xăng dầu trên thế giới và việc sử dụng
    các công cụ phái sinh để bình ổn giá xăng dầu.
    2.1 Nhận định chung về tình hình xăng dầu ở các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế
    giới. . 15
    2.2 Ảnh hưởng của tình hình xăng dầu trên thế giới đến Việt Nam. 27
    2.3 Tại sao giá xăng tăng đột biến trong những năm gần đây. 30
    Chương 3: Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu
    hiện nay:
    3.1 Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu hiện nay trên
    thế giới. 33
    3.1.1 Thị trường phi tập trung . 34
    3.1.1.1 Thị trường giao sau phi tập trung . . 34
    3.1.1.2 Thị trường quyền chọn phi tập trung. . 34
    3.1.2 Thị trường tập trung. . 36
    3.1.2.1 Thị trường giao sau tập trung. . 36
    3.1.2.2 Thị trương quyền chọn tập trung: . 36
    3.1.3 Cơ chế yết giá giao sau và quyền chọn. . 37
    3.1.3.1 Hợp đồng giao sau. . 37
    3.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn. . 39




    5
    3.2 Ứng dụng cho thị trường Việt Nam . 42
    3.2.1 Những bất cập trong việc ứng dụng các công cụ phái sinh ở thị trường
    Việt Nam . . 42
    3.2.2 Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam cần phòng
    ngừa rủi ro cho mặt hàng này là cần thiết? . . 46
    3.3 Các giải pháp giảm ảnh hưởng biến động giá xăng dầu đến đời sống kinh tế
    - xã hội Việt Nam. 47
    3.3.1 Nhà nước cần tăng lượng dự trữ xăng dầu. . 47
    3.3.2 Khuyến khích tiết kiệm năng lượng. 48
    3.3.3 Các DN tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù
    hợp, giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh. 49
    3.4 Giải pháp ứng dụng quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam. . 49
    3.4.1 Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài chính phái sinh. 49
    3.4.2 Sử dụng chính sách giá và thuế để thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế
    thị trường, cần chống độc quyền ngành. 50
    3.4.3 Xây dựng thị trường hiệu quả. 50
    3.4.4 Nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của các công cụ phái sinh trong
    phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam. . 51
    3.4.5 Tái phòng ngừa rủi ro và mua bảo hiểm giá trên thị trường quốc tế 51
    3.4.6 Tăng cường hợp tác quốc tế. . 52
    Kết luận:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...