Luận Văn Thực trạng của thị trường bất động sản nợ xấu tại Vietcombank trong giai đoạn ( 2008- 2009)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 5/6/21.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do của đề tài

    Từ năm 2008 trở lại đây, các diễn biến trên thị trường bất động sản đang là chủ để được quan tâm rất nhiều trên các diễn đàn kinh tế và của toàn xã hội. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng của BĐS dẫn đến tình trang cứ đầu tư vào bất động sản là có lãi thì giờ đây không khí ảm đạm đang bào trùm toàn bộ thị trường. Hàng tồn kho và nợ xấu trong tín dụng BĐS của ngân hàng đang là những nút thắt trong dòng vốn của nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng đang thu hút rất nhiều mối quan tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp. Nợ xấu cao nói chung và nợ xấu về bất động sản nói riêng đang làm cho chi phí vốn của ngân hàng tăng cao, điều này ảnh hưởng tới việc lãi suất cho vay luôn ở mức cao làm cho nền kinh tế sau khủng hoảng đã khó khăn lại thêm khó khăn hơn khi các doanh nghiệp không thể tiếp cận dòng vốn còn ngân hàng muốn giảm lãi suất cũng khó.

    Bên cạnh đó thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2008 mà điển hình là nước Mỹ đã cho chúng ta rất nhiều bài học kinh nghiệm từ sự bất ổn trong thị trường bất động sản. Khi chính phủ Mỹ cho phép cho vay dưới chuẩn để đầu tư vào bất động sản đã làm chao đảo thị trường tài chính nước này và lan ra toàn bộ nền kinh tế thế giới tạo ra nguy cơ rất lơn cho sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng. Ảnh hưởng của nó như thế nào thì đến thời điểm hiện nay vẫn còn chưa khắc phục hết, hàng loạt các tập đoàn lớn, các ngân hàng hàng đầu trên thế giới, các đầu sỏ tài chính đã phá sản sau vụ khủng hoảng này. Và đó là bài học quý bàu cho Việt Nam, việc phát triển quá nóng trong thị trường bất động sản kéo dài từ sau năm 2007 làm nền kinh tế sụt giảm. Thị trường bất động sản phát triển còn mang nặng tính đầu cơ và theo tâm lý đám đông chính điều này đã dẫn đến sự phát triển sai lêch dẫn đến tình trạng tồn kho và nợ xấu ở mức cao như hiện nay.

    Xuất phát từ cái nhìn như trên thì nhóm nghiên cứu quyết định chọn để tài “Thực trạng của thị trường bất động sản nợ xấu tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn ( 2008- 2009) và giải pháp”

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Phân tích được mối liên hệ giữa tình hình Nợ xấu của ngân hàng và sự đóng băng của thị trường bất động sản, từ đó đưa ra các giải pháp , khuyến nghị cho thị trường bất động sản Việt Nam nhằm:

    +, Nâng cao hiệu quả của thị trường bất động sản Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.

    +, Hạn chế và phòng ngừa rủi ro dẫn đến nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.


    3. Đối tượng và pham vị nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại có liên quan tới bất động sản và nợ xấu về bất động sản trong tín dụng của ngân hàng

    Thời gian nghiên cứu: Thu thập phân tích và đánh giá thị trường bất động sản và nợ xấu trong tín dụng bất động sản của ngân hàng trong thời gian từ năm 2008 -2012

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kế tổng hợp tài liệu, qua đó phân tích và đánh giá mối quan hệ thị trường bất động sản và nợ xấu trong khối ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ngoại ra nhóm còn áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và tham khảo ý kiến các chuyên gia, các tạp chí kinh tế trong lĩnh vưc ngân hàng và lĩnh vực xây dựng , bất động sản.

    5. Những đóng góp mới của để tài

    Đề tài đem lại cái nhìn tổng thế về tình hình thị trưởng BĐS và mối liên hệ với nợ xấu về bất dộng sản trong khối ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

    Đề cập về lý thuyết cơ bản của bất động sản, thị trường bất động sản, tín dụng bất động sản và các hoạt động của các ngân hàng trên thị trường bất động sản.

    Đưa ra các biện pháp về xử lý nợ xấu – giải quyết vấn đề then chốt quá trình tái thiết lại thị trường bất động sản và hệ thống ngân hang thương mại, đồng thời tháo gỡ nút thắt về ứ đọng vốn trong nền kinh tế.


    6. Bố cục của bài nghiên cứu. Gồm 3 phần

    Phần Mở Đầu

    Chương 1:Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về thị trường bất động sản và tín dụng ngân hàng.

    Chương 2: Thực trạng thị trường bất động sản và nợ xấu trong tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

    Chương 3: Các biện pháp xử lý nợ xấu trong tín dụng bất động sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...