Luận Văn Thực trạng của thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng của thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Năm 1986, một cột mốc lịch sử của nền kinh tế Việt Nam, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, từ một “nhà nước quản lý toàn diện”, Việt Nam đã bước sang giai đoạn “nhà nước và nhân dân cùng làm”, và như một quy luật khách quan, sẽ dần tiến đến “dân làm nhà nước hỗ trợ”. Nhà nước ngày đã trở thành một cánh tay nâng đỡ vỗ về, khuyến khích thương học, tạo điều kiện và bảo vệ tự do kinh doanh. Đó là thời điểm đánh dấu sự ra đời của Doanh nghiệp tư nhân (sau đây viết tẳt là DNTN) ở nước ta và các doanh nghiệp khác trong cộng đồng doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam.


    Và đến thế kỉ 21 các doanh nghiệp dân doanh ngày phát triển là tất yếu khách quan và càng được chú trọng. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Quốc hội đã cụ thể hoá và đề ra những chính sách phát triển các nguồn lực kinh tế, cụ thể như sau:


    + Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp: bảo đảm cho mọi công dân quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mả pháp luật không cấm, quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền bình đẳng trong đầu tư kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, trong cung cấp và tiếp nhận thông tin. Việc hình thành và phát triển hệ thông tin doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao là một nhiệm vụ chiến lược của nhà nước và toàn xã hội.


    + Tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình DNTN: tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đàu tư phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử; bảo đảm sự bình đẳng; tạo thuận lợi để các DNTN nhất là các danh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng của nhà nước, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển; đáp ứng thuận lợi nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế của tư nhân có nhiều chủ sở hữu với hình thức công ty cổ phần.


    Song ta thấy, sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp không chỉ gói gọn theo Luật Công Ty năm 1990, Luật DNTN năm 1990 mà ngày càng mở rộng không ngừng khi ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, và Luật Doanh nghiệp năm 2005: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, DNTN . Các doanh nghiệp ngoài nhả nước không ngừng được thành lập và phát triển nhanh chóng, trong số đó DNTN là loại hình doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn . Sự phát triển của DNTN ngày càng được quan tâm và nghiên cứu.

    Đó là những yếu tố cho thấy vị thế của DNTN trong nền kinh tế mở cửa ở nước ta ngày càng quan trọng và chiếm ưu thế. Song những hiểu biết chi tiết, chuyên sâu về DNTN còn rất hạn chế trong tư duy nhà đầu tư, tầng lớp tri thức sinh viên luật và sinh viên chuyên ngành kinh tế . Do vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng của thành lập và tổ chức quản lý DNTN trong giai đoạn hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp.


    Việc nghiên cửu đề tài này nhằm làm rõ bản chất pháp lý của DNTN giúp cho chúng ta những người nghiên cứu luật, người học luật, nhà làm luật, những nhà đầu tư kinh doanh nhận thức sâu hơn về DNTN trên cơ sở lý luận pháp luật cũng như trong thực tiễn. Qua đó đóng góp, xây dựng để DNTN ngày càng hoàn thiện trên phương diện lý luận pháp luật cũng như trong thực tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.


    2. Tình hình nghiên cứu.


    Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến DNTN kể từ khi loại hình doanh nghiệp này ra đời đến nay là khá phổ biến như: Giáo trình luật kinh tế, NXB CAND, 1998; Giáo trình luật thương mại, NXB CAND, 2006 của Trường Đại học Luật Hà nội; Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Thống kê, 2006 của Thạc sỹ Ngô Văn Tăng Phước; Giáo trình luật thương mại (phần 2, Pháp luật về doanh nghiệp), 2006 của ThS Dương Kim Thế Nguyên; Qui định pháp luật về các công ty thương mại, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2006 của Luật sư- TS. Nguyễn Mạnh Bách; Chuyên khảo luật kinh tế, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004 của TS Phạm Duy Nghĩa; Công ty: vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, 2009 của ThS Nguyễn Ngọc Bích và TS Nguyễn Đình Cung; Phương thức “gia đình trị” trong quản lý Doanh nghiệp ở nước ta, Báo kinh tế hợp tác Việt Nam, số 15 (ngày 12/4/2007) - số 17, 18 (ngày 24/04/2007); TS. Tần Xuân Bảo: “Quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh tại thảnh phố Hồ Chí Minh - Những khó khăn và kiến nghị”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 225/2009; “Đặt tên Doanh nghiệp không dễ”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 27/06/2006 ., cùng nhiều bài viết trên các tạp chí liên quan đến DNTN.


    Tuy nhiên các công trình trên khai thác nhiều khía cạnh của DNTN nhưng chưa có công trình thể hiện cụ thể thực trạng về thành lập và tổ chức hoạt động của DNTN trong thời gian gần đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...