Báo Cáo Thực trạng của quá trình CNH - HĐH Nông Nghiệp, Nông Thôn Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
    NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY

    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đất nước từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, đi đôi với việc củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiên tiến, chúng ta phải phát triển được lực lượng sản xuất(LLSX)với năng suất lao động ngày càng cao. Không có LLSX hùng hậu, năng suất lao động cao thì không thể đổi mới công nghệ hiện đại, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Nói cách khác, chúng ta cần phải tiến hành công nghiệp hoá (CNH) theo hướng hiện đại hoá (HĐH). Công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển tất yếu đối với bất kỳ quốc gia nào muốn tiến lên từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Đó là tính tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của lịch sử.

    Lịch sử CNH trên thế giới được mở đầu vào thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cũng vào khoảng thời gian này, trên thế giới đã có nhiều nước tiến hành CNH và hầu hết các nước đều đã thành công và trở thành những quốc gia phát triển như Liên Xô, Đức, các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật . Cho đến ngày nay, ở các nước đó CNH đã thuộc về quá khứ, giai đoạn hậu công nghiệp trên quy mô thế giới đã được hình thành; Một xã hội mới đang dần xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau như "xã hội thông tin", "xã hội công nghiệp", "xã hội hiện đại hoá"

    Tuy nhiên, điều đó không phải là dấu hiệu cho sự kết thúc của một thời kỳ CNH, HĐH. Bởi vì ngày nay thế giới vẫn còn những nước đang trong tình trạng chậm phát triển tồn tại song song với các nước phát triển. Do đó, việc tiến hành CNH, HĐH đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách. Song không phải bất cứ một quốc gia nào cũng có thể tiến hành thành công quá trình CNH. Qua đó có thể thấy, CNH-HĐH là một quá trình đầy khó khăn, gian khổ và phức tạp, nó không chỉ đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền của và điều quan trọng là nó còn chịu sự phụ thuộc vào các chủ trương, đường lối, chính sách của các nhà lãnh đạo. Vấn đề đặt ra đối với các nhà lãnh đạo là cần phải xác định được tâm điểm của quá trình CNH-HĐH trong từng giai đoạn cụ thể để từ đó có thể rút ngắn được thời gian tiến hành và thu được kết quả cao nhất.

    Đối với Việt Nam, là một nước luôn đi sau do chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp, hơn nữa lại bị kìm hãm bởi những chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ cũng như của các thế lực thù địch. Song nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với những đường lối và hướng đi đúng đắn, đã đưa đất nước ta tiến lên sánh vai với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đưa nước ta tiếp cận với nền đại khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới, đồng thời cũng đã chủ trương thực hiện tiến trình CNH-HĐH đất nước và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, Đảng chủ trương: trong sự nghiệp đổi mới này, phải đặc biệt coi trọng CNH-HĐH Nông nghiệp- nông thôn. Sở dĩ như vậy là xuất phát từ lý do nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn. Thực tế cho thấy: nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển một cách cân đối và ổn định được. Nhận biết được vấn đề này, trong các kì họp Đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng và nhà nước ta luôn dành được sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề đẩy mạnh phát triển nông nghiệp- nông thôn. Trong đó Đảng chi trương: "phải đặt biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp- nông thôn, ra sức phát triển nông- lâm- ngư- nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông- lâm, thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ví dụ, khôi phục, phát triển, từng bước hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đi đôi với mở mang những ngành nghề mới.( Trích "Văn kiện Đại hội - Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII").

    Có thể nói CNH-HĐH nói chung và CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn nói riêng đều là những phạm trù rất rộng lớn, ở đây dưới hình thức của một bài tiểu luận, với khả năng kiến thức còn hẹn hẹp, chưa có kinh nghiệm thực tế và thời gian hạn chế cho nên bài viết của em không thể đề cập được đầy đủ mọi vấn đề. Em kính mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của thầy cô.


    B. NỘI DUNG

    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC [/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II.TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI THỰC HIỆN CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Vì sao phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp?[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Cần làm gì để thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp?[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH CNH- HĐH NÔNG NGHIỆP -NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Thực trạng về cơ giới hoá[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Thực trạng về thuỷ lợi hoá[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Thực trạng về hoá học hoá[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Về sinh học hoá nông nghiệp[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Thực trạng về cơ cấu nghành nông nghiệp nước ta hiện nay[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Thực trạng các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp[/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7. Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản của nước ta[/TD]
    [TD]15[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8. Những thuận lợi của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp ở nước ta[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9. Những khó khăn và thách thức trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nước ta[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH-HĐH[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Định hướng và mục tiêu[/TD]
    [TD]18[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Nhiệm vụ và giải pháp[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tài liệu tham khảo[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...