Tiểu Luận Thực Trạng Của Kinh Tế Tư Nhân Trong Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Định Hướn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực Trạng Của Kinh Tế Tư Nhân Trong Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam.
    MỤC LỤC​​​A-ĐẶT VẤN ĐỀ
    B*-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
    1.Quan niệm về kinh tế tư nhân,đặc điểm của kinh tế tư nhân.
    1.1-Quan niệm về kinh tế tư nhân
    1.2-Đặc điểm của kinh tế tư nhân
    a. Kinh tế cá thể và tiểu chủ
    b. Kinh tế tư bản tư nhân
    2.Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    II-Thực Trạng Của Kinh Tế Tư Nhân Trong Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam.
    1.Khảo sát tiến trình phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    1.1-Thời kì trước đổi mới.
    1.2-Thời kì đổi mới.
    1.2.1-Sự phát triển về số lượng của các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
    1.2.2- Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh
    [I]1.2.3- Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo vùng lãnh thổ.
    [I]1.2.4- Những đặc điểm về vốn, lao động và sản xuất kinh doanh của khu ực kinh tế tư nhân
    [B]2.Đánh giá chung về thực trạng của thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
    [B][I]2.1-Những thành tựu đã đạt được.
    [I]2.1.1- Khơi dậy và phát triển tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
    [I]2.1.2 Thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản ứy theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
    [I]2.1.3 Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam, làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hợp tác với bên ngoài.
    [I]2.1.4 Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội.
    [B][I]2.2-Những tồn tại, yếu kém chủ yếu.
    [B][I]2.3- Một số nguyên nhân chủ yếu
    [B]III-MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
    [B][I]1-Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
    [B][I]2-Thiết lập các định chế hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
    [B][I]3-Phát triển những mối quan hệ hợp doanh giữa Nhà nước và tư nhân, giữa tư nhân trong và ngoài nước.
    [B][I]4-Đổi mới cơ chế chính sách tài chính nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của kinh tế tư nhân.
    [B][I]5- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân
    [B]C-KẾT THÚC VẤN ĐỀ


    [CENTER][CENTER][B]A-ĐẶT VẤN ĐỀ[/B][/CENTER]
    [/CENTER]
    [B]
    Loài người đã trải qua nhiều hình thức tổ chức hình thái kinh tế – xã hội khác nhau. Kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc và chuyển sang nền kinh tế hàng hóa (kinh tế hàng hóa giản đơn của người dân, thợ thủ công chuyển sang kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa ). Nền kinh tế hàng hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ với đỉnh cao là nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường, kích thích được sức lao động và khả năng sáng tạo của người lao động.
    Thời điểm miền Bắc giành độc lập đã trở thành mốc son lịch sử đánh dấu sự kiện trọng đại của đất nước ta khi Đảng Cộng sản quyết định đưa Việt Nam đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Khi thống nhất đất nước- 30/4/1975 cả nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng vấp phải sai lầm là duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp làm cho nền kinh tế những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng
    Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
    Phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định rằng: “Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật”.
    [/B][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/I]
     
Đang tải...