Luận Văn Thực trạng của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2004

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 84 trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010, trong đó đã xác định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đến năm 2010, nước ta có khoảng 56,8 triệu người ở trong độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu lao động so với năm 2000. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư rộng rãi trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế”. Để có thể thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2010, cần phải có những giải pháp, trong đó phát triển các Trung tâm Giới thiệu việc làm theo một qui hoạch thống nhất là rất cần thiết. Phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm nhằm làm cầu nối cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập và cung ứng các thông tin về thị trường lao động điều đó sẽ góp phần thực hiện được mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2010
    Quá trình phát triển của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của nước ta trong giai đoạn qua vừa thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm vừa góp phần hoàn thiện thị trường lao động mới được hình thành ở nước ta.Trong hệ thống các Trung tâm Giới thiệu việc làm thì các Trung tâm Giới thiệu việc làm công ngày càng được củng cố và phát triển, đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm của cả nước. Trong giai đoạn 1998 - 2004 các Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đã thực hiện tư vấn cho hơn 3000 ngàn lượt lao động; giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho khoảng 1500 ngàn lượt người; cung cấp thông tin thị trường lao động cho khoảng 600 ngàn lượt người; dạy nghề cho hơn 1000 ngàn lượt lao động các kết quả này đã có đóng góp to lớn vào mục tiêu giải quyết việc làm của nước ta trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập, cụ thể là: chưa có qui hoạch tổng thể để phát triển các trung tâm của cả nước cũng như mỗi địa phương; chưa hình thành được các trung tâm trọng điểm của mỗi vùng; việc đầu tư cho các trung tâm vừa ít, vừa giàn trải, kinh phí hoạt động thường xuyên cho mỗi trung tâm rất khó khăn; nhiều hoạt động chính của trung tâm chưa được quan tâm đúng mức; chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhất là nhu cầu của người sử dụng lao động và người lao động.
    Nếu không có các giải pháp nhằm tháo gỡ các hạn chế nêu trên thì hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm khó có thể phát triển mạnh và đạt được những mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đã đề ra. Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại Vụ Lao động – Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2004” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    Mục đích nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp: phân tích các nội dung hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2004, qua đó có thể đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở nước ta trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...