Tiểu Luận Thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài :
    Thực trạng của giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay .
    Bài làm
    Trước khi đi vào vấn đề trên chúng ta sẽ định nghĩa về giai cấp công nhân trước, xuất phát từ quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân, nghiên cứu những biến đổi của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay, có thể định nghĩa: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa gia cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư kiệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư ; ở các nước xã hội chủ nghĩa , họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”. Ở Việt Nam , sớm được giác ngộ cách mạng và thành lập Đảng tiên phong do Hồ Chí Minh – Người đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và Đông Dương – sáng lập và rèn luyện . Giai cấp công nhân sớm trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam , là lực lượng chủ đạo và tiên phong của xã hội trong thời kì phát triển bước ngoặt hiện nay của cách mạng Việt Nam. Và sau đây là một số thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay :
    Thứ nhất về lực lượng giai cấp công nhân hiện nay , có thể thấy số lượng công nhân ngày càng đông đảo . Đặc biệt chất lượng của công nhân cũng được nâng cao nhưng vẫn còn chậm . Tuy nhiên sự chuyển biến này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường sức lao động và những yêu cầu mới của nền công nghiệp đang phát triển nhanh như hiện nay. Ví dụ như ở Hà Nội 28% lao động chưa qua đào tạo, ở Vĩnh Phúc là hơn 70% .
    Thứ hai tiền lương, điều kiện lao động, giờ làm, chế độ .cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm .Hiện nay, tiền lương của đại bộ phận công nhân không đủ tiêu dùng cá nhân, chưa nói nuôi con. Tiền lương của người lao động khu vực ngoài quốc doanh, có nơi dưới 300.000 đồng/người/tháng. Và đặc biệt doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn không có thang lương, bảng lương, điển hình là ở Hà Nội có tới 80% doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có thang lương, bảng lương. Hiện tại còn nhiều lao động phải làm việc quá số giờ làm theo quy định của luật lao động. Thậm chí làm 10-12h/ngày.Điều kiện lao động không đảm bảo,thường xuyên phải chất thải độc hại, nóng bức tiếng ồn quá mức cho phép, người lao động chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động.Theo điều tra cho thấy có 65,4% công nhân phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao ;49% làm việc trong môi trường có nhiều bụi ;42% làm việc trong môi trường nóng bức; 24,6% làm việc trong môi trường có hóa chất , khí độc hại .Chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho công nhân vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại.Thống kê cho thấy, gần một nữa số công nhân hiện nay chưa được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế .
    Thứ ba về tư tưởng, tâm trạng của người lao động,phần lớn vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng ;phấn khởi về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới của đất nước.Tuy nhiên, một bộ phận vẫn còn hoài nghi trước tình trạng suy thoái đạo đức, lẽ sống và tệ quan liêu, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ có chức quyền.
    Thứ tư sự phát triển kinh tế thị trường tất yếu phát sinh sự phân hóa giàu nghèo trong công nhân lao động, điều này làm xuất hiện những mâu thuẫn không chỉ giữa người lao động với người sử dụng lao động, mà còn phát sinh giữa các nhóm lao động. Dẫn đến tranh chấp lao động và đình công, như năm 2006 xảy ra 390 vụ và hai tháng đầu năm 2007 là 63 vụ .
    Thứ năm thị trường xuất khẩu lao động đang có nhiều diễn biến phức tạp.Số lượng công nhân xuất khẩu lao động ra nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên việc tuyển dụng lao động xuất khẩu đã nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, như việc công nhân bị đuổi về nước hay bị lừa tiền ngay tại nước mình bởi các công ty môi giới
    Trên đây mới chỉ là một số thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và để giải quyết những vấn đề trên thì việc đầu tiên Đảng và Nhà nước phải làm là giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm và nâng cao đời sống cho công nhân. Thực hiện quyền làm chủ của công nhân, phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phát huy vai trò nòng cốt của giai cấp công nhân trong khối liên minh công – nông – trí thức và khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm thắng lợi cho công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường việc xây dựng cơ sở Đảng và phát triển Đảng trong khu vực doanh nghiệp ngoài trên cơ sở phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp này .








    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia )
    2. http://vn.360plus.yahoo.com/viethoan_nguvandhv/article?mid=191
    3. Bùi Thị Phúc. Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Vinh.
    4. Nguồn tin Báo Lao động
    5. Nguồn tin Báo Tiền phong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...