Luận Văn Thực trạng CPH có vốn đầu tư nước ngoài

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng CPH có vốn đầu tư nước ngoài



    Lời Mở Đầu



    Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã sụp đổ một cách nhanh chóng trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, kể từ sau Đại Hội VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1989 nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tuy nhiên, muốn thiết lập được một nền kinh tế thị trường thực thụ theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa thì đòi hỏi phải có một thời gian dài với những biện pháp hợp lý, để xã hội không mất đi tính ổn định, nền kinh tế không bị đột biến cũng như đời sống nhân dân không vì thế mà bị đảo lộn.
    Cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, là một bộ phận cấu thành quan trọng của chương trình cải cách doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường. Việc sắp xếp chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành công ty cổ phần (Cty CP) tiến lên hình thành các tập đoàn công ty đa quốc gia lớn mạnh, hoạt động có hiệu quả ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường Quốc tế. Đó là con đường hữu hiệu nhất để đổi mới nền kinh tế.
    Đặc biệt, chúng ta phải làm thế nào để chủ động và tích cực tham gia hội nhập kinh tế thế giới mà vẫn bảo vệ và phát huy được lợi ích của quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn liền với lợi ích khu vực theo mục tiêu hoà bình - hữu nghị, hợp tác - đầu tư và phát triển.






    Phần Nội Dung


    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
    1. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
    Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm cổ phần hoá được đề cập tại điều 2 tháng 4 số 50/ Tạp chí Doanh nghiệp ngày 30/08/1996 của Bộ tài chính : “ Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chuyển thành công ty cổ phần là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần sở hữu nhà nước. Cổ phần hoá DNNN nhằm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, thúc đẩy quá trình xử lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của doanh nghiệp , tạo điều kiện cho những người góp vốn thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ”.
    Tóm lại, cổ phần hoá DNNN là việc chuyển một phần sở hữu DNNN sang sở hữu cổ đông nhằm mục đích huy động mọi nguồn vốn từ tất cả các thành phần kinh tế, phát huy tính tự chủ của người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    2. Hình thức của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
    Theo điều 3 nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/06/2002 việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần sẽ được tiến hành theo các hình thức sau đây:
    1. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp , phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp .
    2. Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp .
    3. Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
    4. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.


    3. Bản chất và ý nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
    a. Bản chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
    _ Về hình thức: Cổ phần hoá là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hay cá nhân trong và ngoài nước, hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng hình thức đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc CtyCP.
    _ Về thực chất: Cổ phần hoá là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu DNNN, chuyển hình thái kinh doanh một chủ thuộc quyền sở hữu nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại vững chắc của doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển của kinh tế xã hội.
     
Đang tải...