Thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên trường trung học phổ thông công lập tỉnh Yên Bái theo hướng

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: V2010-16 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lương Thị Thanh Phương
    Các thành viên tham gia: CN. Nguyễn Thị Hòa
    ThS. Trịnh Thị Anh Hoa
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 07 năm 2010 / tháng 07 năm 2011

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong nhiều năm qua, việc tuyển dụng giáo viên về cơ bản vẫn được tiến hành theo phương thức truyền thống là xét tuyển. Theo cơ chế này, ứng viên nộp hồ sơ về Sở Giáo dục-Đào tạo còn chỉ tiêu tuyển dụng sau đó phải chờ. Tiêu chí xét tuyển chủ yếu dựa vào bằng cấp, các loại giấy tờ ưu tiên công khai và còn những ‘ưu tiên’ bất thành văn. Cho đến nay, cơ chế tuyển dụng này đã và đang bộc lộ nhiều bất cập. Cơ quan tuyển dụng không có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu khả năng, năng lực của người được tuyển dụng mà chủ yếu chỉ dựa vào bằng cấp và các loại giấy tờ. Mặc dù người có bằng cấp, chứng chỉ nhiều chưa chưa hẳn đã trở thành giáo viên giáo khi trực tiếp đứng trên bục giảng. Bởi lao động sự phạm là loại hình lao động có nét đặc thù. Người giáo viên không phải có kiến thức tốt là đủ mà còn phải biết vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn, thành thạo nhiều kỹ năng, thao tác.

    Hiện nay đang có xu hướng giao quyền cho chủ động cho nhà trường mà trực tiếp là hiệu trưởng được tuyển giáo viên. Có nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương này sẽ châm ngòi cho tiêu cực bởi trên thực tế, nhiều vụ bê bối của ngành giáo dục bắt nguồn từ sự chuyên quyền, độc đoán, vụ lợi của một số hiệu trưởng các trường. Để có đội ngũ những người thầy chất lượng thì thực chất việc giao quyền cho hiệu trưởng tuyển dụng trực tiếp có phải là phương án tối ưu và kết quả tuyển dụng sẽ đạt được chất lượng cao hay không? Đây là vấn đề đã và đang triển khai ở một số địa phương, là vấn đề cần nghiên cứu tìm hiểu để có sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên trung học phổ thông (THPT) theo hướng giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng. Đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng giáo viên.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cở sở lý luận và pháp lý về công tác tuyển dụng giáo viên.

    - Thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên trường THPT công lập tỉnh Yên Bái theo hướng giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng.

    - Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng giáo viên trường THPT công lập tỉnh Yên Bái khi giao quyền cho hiệu trưởng.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Việc tuyển dụng giáo viên THPT công lập tại tỉnh Yên Bái năm học 2009-2010; 2010-2011và 2011-2012 theo hướng giao quyền cho hiệu trưởng.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận từ các tài liệu, văn bản nghị quyết của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của địa phương, của Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, các công trình khoa học có liên quan đế đề tài.

    - Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi cán bộ quản lý ở các Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường Trung học phổ thông, giáo viên được tuyển dụng trong hai năm học.

    - Một số phương pháp hỗ trợ.
    + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác tuyển dụng giáo viên theo hướng giao quyền cho hiệu trưởng.
    + Phương pháp chuyên gia, phương pháp tọa đàm, phỏng vấn sâu trong việc xác định thực trạng vấn đề nghiên cứu và xin ý kiến về những giải pháp dự kiến đề xuất.
    + Phương pháp thống kê để xử lý các dữ liệu khảo sát.

    7. Kết cấu của đề tài

    Kết cấu đề tài: gồm 3 phần

    Chương 1. Cở sở lý luận và pháp lý về công tác tuyển dụng giáo viên theo hướng giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng
    1.1 Một số khái niệm
    1.2. Quyền tự chủ của hiệu trưởng trong tuyển dụng
    1.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ trong tuyển dụng
    1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự chủ trong tuyển dụng của hiệu trưởng trường THPT

    Chương 2. Thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên trường THPT công lập tỉnh Yên Bái theo hướng giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng
    2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
    2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên trường THPT công lập tỉnh Yên Bái theo hướng giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng

    Chương 3. Đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng giáo viên trường THPT công lập tỉnh Yên Bái
    3.1. Nâng cao năng lực quản lý và vai trò tự chủ của hiệu trưởng trong tuyển dụng giáo viên
    3.2. Giám sát thực hiện quy trình tuyển dụng
    3.3. Nâng cao trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trong việc tuyển dụng giáo viên

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý theo hướng giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng như: quyền tự chủ trong quản lý; quyền tự chủ của hiệu trưởng trong tuyển dụng giáo viên THPT; những yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tuyển dụng giáo viên của hiệu trưởng trường THPT.

    Mô tả được thực trạng công tác tuyển dụng giáo viên trường THPT công lập tỉnh Yên Bái theo hướng giao quyền tự chủ.

    Đưa ra những đề xuất nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng giáo viên ở trường THPT công lập tỉnh Yên Bái khi giao quyền.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Việc tuyển dụng giáo viên THPT theo hướng giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng đã có một số tác động tích cực tới khả năng quản lý của hiệu trưởng và hiệu quả giáo dục của mỗi trường. Về cơ bản, công tác tự chủ trong tuyển dụng đã giúp nhà trường chủ động hơn về biên chế, con người và chất lượng GV tuyển vào cũng như phân công chuyên môn đầu năm học. Đội ngũ GV được tuyển vào trường trong 3 năm qua nhìn chung có chất lượng, đảm bảo đúng cơ cấu, kết quả tuyển dụng có ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Mặt khác, nhà trường còn tìm được GV cần có một số yêu cầu riêng theo đặc thù của trường như giới tính, năng khiếu

    Công tác giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng trong tuyển dụng giáo viên đã và đang được triển khai tại Yên Bái, sau 3 năm thực hiện cho thấy những kết quả tích từ công tác này.

    Khuyến nghị

    Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cần sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác tuyển dụng giáo viên.

    Với Sở Giáo dục và Đào tạo: Bồi dưỡng năng lực quản lý cho các hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường THPT, chú trọng bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, nhà quản lý; Sở giáo dục sau khi giám sát tuyển dụng cần có các đợt thanh tra chuyên môn giáo viên mới tuyển hàng năm để đánh giá chất lượng, nếu có những GV không đạt yêu cầu cần xem xét trách nhiệm của hiệu trưởng trong quá trình thực hiện tuyển dụng.

    Với các hiệu trưởng: Sau khi tuyển dụng cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và giúp đỡ giáo viên mới bắt nhịp với chuyên môn cũng như các nề nếp hoạt động của trường. Cần giao trách nhiệm rõ cho các tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên hướng dẫn giúp đỡ chịu trách nhiệm.

    Từ khóa: 1/ Quyền tự chủ; 2/ Tuyển dụng giáo viên; 3/ Hiệu trưởng.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...