Chuyên Đề Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên



    Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên



    ​[TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]MỤC LỤC


    PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁ THÀNH 1

    I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1

    1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 1

    2. Cách phân loại giá thành 3

    3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 4

    II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH THÔNG DỤNG 6

    1. Phương pháp trực tiếp 6

    2. Phương pháp tổng cộng chi phí: 7

    3. Phương pháp hệ số 8

    4. Phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí: 9

    PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI – GIA CÔNG KIM KHÍ THÉP THÁI NGUYÊN

    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI – GIA CÔNG KIM KHÍ THÉP THÁI NGUYÊN 14

    1. Chức năng nhiệm vụ 14

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển 14

    1.2 Chức năng vụ nhiệm vụ của Công ty Thương mại- gia công kim khí thép thái nguyên 15

    2. Cơ cấu tổ chức của công ty 16

    2.1. Ban giám đốc: 17

    2.2. Các phòng ban chức năng: 17

    3. Mặt hàng kinh doanh chính của công ty 18

    4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 19

    II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 21

    1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty thương mại – gia công kim khí thép Thái nguyên 21

    2. Tình hình biến động giá thành và những nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá thành sản phẩm của Công ty thương mại và gia công kim khí thép Thái nguyên trong thời gian qua 24

    2.1. Cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty năm 2001 đối với sản phẩm thùng sấy bánh ngọt. 25

    2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm. 26

    3. Một số biện pháp Công ty đã thực hiện để hạ giá thành sản phẩm 32

    III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠ GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI - GIA CÔNG KIM KHÍ THÉP THÁI NGUYÊN 34

    1. Những thành tựu đạt được 34

    2. Những tồn tại cần khắc phục trong việc quản lý giá thành của Công ty

    3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác phấn đấu hạ giá thành sản phẩm: 35

    PHẦN III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 36

    1. Giải pháp 1: Sử dụng vật liệu thay thế trong công nghệ chế tạo sản phẩm sấy bánh ngọt để giảm chi phí nhằm phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 36

    2. Giải pháp 2: cải tiến công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm chi phí ngoài sản xuất trong giá thành sản phẩm 38


    PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁ THÀNH


    I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

    1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

    a. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh

    Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và hao phí về lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trogn quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định.

    Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngoài hoạt động sản xuất, tiêu thu sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất còn tiến hành các hoạt động khác như thực hiện, cung cấp một số loại dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các chi phí mà doanh nghiệp sản xuất chi ra có thể trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể biết được chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất, kinh doanh.

    Chi phí sản xuất là các đại lượng vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Nó mang tính khách quan là bời vì khi tiến hành sản xuất thì chí phí phải bỏ ra là tất yếu nhưng vấn đề bỏ chi phí như thế nào cho hợp lý và chính xác lại do sự quản lý của con người.

    b. Khái niệm về giá thành sản phẩm

    Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của tất cả những chi phí của doanh nghiệp về sử dụng nguyên vật liệu, động lực, tiền lương và phụ cấp về lương, về sử dụng máy móc thiết bị, về quản lý phân xưởng và quản lý doanh nghiệp, về chi phí tiêu thụ sản phẩm Toàn bộ chi phí này phải được xác định một cách hợp lý và khoa học.

    Ngoài ra, cũng có quan niệm về giá thành: Giá thành sản phẩm là một bộ phận của giá trị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền, bao gồm: Giá trị vật tư sản xuất đã tiêu hao và giá trị lao động cần thiết sáng tạo ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

    Trong hạch toán kế toán: giá thành sản phẩm là những chi phí được tính vào giá thành sản phẩm, sau đã kết thúc được quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm qui định. Như vậy giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công tác và lao vụ đã hoàn thành.

    Trong thực tế cũng như trong lý luận ở doanh nghiệp thường gặp 3 loại giá thành:

    - Giá thành kế hoạch: là giá tính trước khi sản xuất (của kỳ kế hoạch) căn cứ vào định mức dự toán chi phí và đơn giá hay nói cách khác giá thành kế hoạch là biểu hiện bằng tiền tổng số các chi phí theo định mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ kế hoạch.

    - Giá thành thực tế: là giá thành sau khi đã hoàn thành việc sản xuất căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh. Nừu giá thành kế hoạch và giá thành định mức chỉ bao gồm các chi phí trong phạm vi kế hoạch, thì giá thành thực tế bao gồm tất cả các chi phí phát sinh kể cả các chi phí vượt định mức, vượt kế hoạch.
    [/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...