Báo Cáo Thực trạng công tác tiếp dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thanh tra là một khâu không thể thiếu trong chu trình quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, là một nhân tố quan trọng bảo đảm thực thi chính sách pháp luật. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”, đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí và vai trò đặc biệt của thanh tra trong hoạt động của nhà nước và đời sống xã hội. Người đã ví Thanh tra quan trọng như tai mắt của con người – như bộ phận cấu thành cơ thể con người, là phương tiện cực kỳ trọng yếu giúp cho con người nhận thức và phát triển trí tuệ. Điều đó có nghĩa là, cũng giống như tai mắt của cơ thể con người, thanh tra được chủ tịch Hồ Chí Minh xem như là một bộ phận cấu thành hữu cơ của quản lý nhà nước, là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý nhà nước. Nói cách khác Thanh tra có thể được xem như là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân, và biểu hiện rõ nét nhất của tính chất cầu nối này chính là công tác tiếp công dân – một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của hoạt động thanh tra. Tiếp dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thông qua công tác tiếp dân nhằm tiếp nhận các thông tin,kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan, tiếp nhận nội dung khiếu nại tố cáo của các cơ quan, tổ chức cá nhân với mục tiêu phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
    Qua một thời gian được tham gia vào môi trường công tác thực tiễn của cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, bên cạnh việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, em còn đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về công tác tiếp dân cũng như việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ tiếp dân, với những kiến thức đã được tiếp thu trên ghế giảng đường đại học và kinh nghiệm thực tế trong công tác, em mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về: “Thực trạng công tác tiếp dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân” nhằm làm rõ một số vấn đề về công tác tiếp dân và đề xuất một số giải pháp trong tình hình hiện nay góp phần nhỏ bé của mình đề thực hiện công tác tiếp dân ngày càng hoàn thiện hơn.
    Tuy nhiên do điều kiện về thời gian thực tập và thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá trình soạn thảo báo cáo không chắc tránh khỏi những tồn tại khiếm khuyết nhất định. Để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, các chuyên viên công chức phòng tiếp công dân, và nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong đoàn thực tập số 5.
    Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, các cán bộ công chức văn phòng tiếp công dân và các phòng nghiệp vụ, các thầy cô giáo trong đoàn thực tập số 5 và đặc biệt là thầy hướng dẫn Nguyễn Trọng Nhã đã chỉ bảo nhiệt tình và định hướng cho em hoàn thành báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn!

    Báo cáo thực tập cuối khóa gồm những nội dung chính dưới đây:
    I. Giới thiệu chung.
    II. Thực trạng công tác tiếp công dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.
    III. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.


    MỤC LỤC

    KẾ HOẠCH THỰC TẬP. 3
    NHẬT KÝ THỰC TẬP. 4
    LỜI MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG I: 7
    GIỚI THIỆU CHUNG 7
    I. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh. 7
    1. Đặc điểm tự nhiên và dân số. 7
    1.1 Vị trí địa lý. 7
    1.2 Dân số. 7
    2. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội 8
    2.1 Về kinh tế. 8
    2.2 Về y tế. 9
    2.3 Về giáo dục. 10
    2.4 An ninh quốc phòng. 10
    II. Khái quát chung về Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. 10
    1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh 10
    2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn. 11
    2.1 Vị trí, chức năng. 11
    2.2 Nhiệm vụ quyền hạn. 11
    3. Tổ chức bộ máy Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. 12
    III. Khái quát về phòng tiếp dân – Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. 13
    CHƯƠNG 2: 14
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN TẠI THANH TRA TỈNH QUẢNG NINH 14
    I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tiếp dân. 14
    1. Khái niệm công tác tiếp dân. 14
    2. Mục đích và ý nghĩa của công tác tiếp dân. 14
    2.1 Mục đích. 14
    2.2 Ý nghĩa. 15
    3. Các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân. 16
    II. Thực trạng công tác tiếp dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. 16
    1. Tổng quan về công tác tiếp dân tại trụ sở tiếp dân Thanh tra tỉnh QN 16
    1.1 Quy trình tiếp công dân. 16
    1.2. Thực trạng tiếp công dân. 20
    1.2.1. Tình hình quản lý chỉ đạo. 20
    1.2.2. Công tác tiếp dân năm 2009. 21
    1.2.3. Công tác tiếp dân năm 2010. 22
    1.2.4 Công tác tiếp dân năm 2011. 24
    III. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiếp công dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. 28
    1. Thuận lợi 28
    2. Khó khăn: 29
    CHƯƠNG 3: 32
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN TẠI THANH TRA TỈNH QUẢNG NINH. 32
    I. Đề xuất tổng quát 32
    II. Đề xuất cụ thể. 33
    1. Đối với Thanh tra tỉnh. 33
    2. Đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân. 35
    PHẦN KẾT LUẬN 37
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...