Luận Văn Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện Đô Lương

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA BẢO HIỂM TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG - XÃ HÔI
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài:
    BHXH là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, bất kể quốc gia đó có thể chế chính trị như thế nào và theo định hướng gì (thị trường hay kế hoạch). Chính sách BHXH được xây dựng nhằm bảo vệ, trước hết cho một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội, đó là những người làm công ăn lương, trước những sự kiện, những “rủi ro xã hội”, dẫn đến làm giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp. Tiếp đến là sự mở rộng phạm vi áp dụng cho những nhóm đối tượng khác, khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép và đa số các nước đang thực hiện theo xu hướng này. Đây chính là tính nhân văn khách quan của BHXH, là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội. Kinh tế của mỗi quốc gia chỉ có thể tăng trưởng một cách bền vững khi người dân được phân phối công bằng và thụ hưởng các thành quả của kinh tế. Vì vậy, các quốc gia, dù đã phát triển hay đang phát triển, vẫn tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục đổi mới chính sách BHXH.
    Ở Việt Nam, chính sách BHXH đã có từ những năm 60 của những thế kỉ trước và từng bước được hoàn thiện, được cải cách, được đổi mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và hoàn cảnh của từng giai đoạn lịch sử. Chính sách BHXH qua các thời kì đã góp phần thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam; đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn mối quan hệ tương tác giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội cả về lý luận, nhận thức và thực tiễn. Năm 1995, BHXH Việt Nam chính thức thành lập. Tính đến nay đã là 15 năm, so với các ngành thì còn ngắn ngủi, song nhìn lại quá trình phát triển và trưởng thành của 15 năm, thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước giao phó, ngành BHXH đã đóng góp một phần đáng kể làm ổn định, phát triển kinh tế - an sinh xã hội trên cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Những kết quả đó đã chứng minh quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác và chính sách BHXH.
    Để các chế độ BHXH hoạt động thông suốt, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì công tác thu, chi, quản lý quỹ phải được thực hiện đúng theo quy định và thường xuyên kiểm tra. Trong các công tác đó thì việc thu BHXH là trọng tâm hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự nghiệp BHXH và đây cũng là thách thức không nhỏ đối với cơ quan BHXH địa phương.
    BHXH huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An cũng như các cơ quan BHXH địa phương khác trong cả nước, công tác thu BHXH đang là vấn đề then chốt cho sự hoạt động lâu dài, đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng quỹ BHXH. Trong những năm qua, BHXH huyện Đô Lương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, bên cạnh đó, tình trạng một số đơn vị trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phổ biến làm ảnh hưởng tới kết quả thu của cơ quan.
    Chính vì thế, việc tìm hiểu thực trạng công tác thu để từ đó rút ra giải pháp nhằm giúp cho hoạt động thu ngày càng hiệu quả hơn là rất quan trọng. Qua quá trình học tập tại Khoa Bảo hiểm, trường đại học Lao động - Xã hội, cùng những kiến thức thu được sau thời gian thực tập tại cơ quan BHXH huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, em xin chọn đề tài: “Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Đô Lương”.



    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN 1
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. 3
    DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH: 6
    LỜI MỞ ĐẦU 7
    1. Lí do chọn đề tài: 7
    2. Mục tiêu nghiên cứu: 8
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 8
    4. Nội dung nghiên cứu: 8
    5. Phương pháp nghiên cứu: 8
    6. Phạm vi nghiên cứu: 9
    7. Cấu trúc khóa luận: 9
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH .9
    1.1 Khái niệm về BHXH và thu BHXH 9
    1.1.1.Khái niệm về BHXH: 9
    1.1.2.Khái niệm về thu BHXH: 9
    1.2.Vai trò của công tác thu. 10
    1.3. Nội dung của công tác thu. 11
    1.3.1. Đối tượng thu: 11
    1.3.2. Mức thu và phương thức thu. 13
    1.3.4.Quy trình tổ chức công tác thu. 13
    1.4. Các nhân tố tác động đến thu BHXH: 15
    1.5. Tổ chức thu BHXH 17
    1.5.1. Phân cấp quản lý thu: 17
    1.5.2. Lập và giao kế hoạch hàng năm 18
    1.5.3. Quản lý tiền thu BHXH 19
    1.5.4. Thông tin báo cáo. 19
    1.5.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu. 19
    1.6. Các trường hợp truy thu và thủ tục truy thu. 20
    1.6.1. Khái niệm truy thu: 20
    1.6.2. Các trường hợp phải truy thu: 20
    1.6.3. Điều kiện truy thu: 20
    1.6.4. Thủ tục truy thu: 20
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU BHXH BẮT BUỘC Ở BHXH HUYỆN ĐÔ LƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN. 22
    2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 22
    2.2. Khái quát đặc điểm tình hình chung của BHXH huyện Đô Lương. 22
    2.2.1. Đặc điểm tình chung của BHXH huyện Đô Lương: 22
    2.2.1.1. Sơ lược hình thành và phát triển: 22
    2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống bộ máy: 23
    2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ công chức của BHXH Huyện Đô Lương. 26
    2.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Đô Lương. 26
    2.3. Thực trạng thu BHXH ở BHXH huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 28
    2.3.1. Nội dung của công tác thu. 28
    2.3.1.1. Đối tượng thu: 28
    2.3.1.2. Mức thu và phương thức thu: 28
    2.3.1.3. Quy trình tổ chức công tác thu: 29
    2.3.2. Đội ngũ cán bộ thu: 32
    2.3.3. Phân cấp quản lý thu: 32
    2.3.4. Lập và giao kế hoạch hàng năm 33
    2.3.5. Quản lý tiền thu BHXH 36
    2.3.6. Thông tin báo cáo. 36
    2.3.7. Quản lý hồ sơ tài liệu. 36
    2.3.8. Các trường hợp truy thu và thủ tục truy thu: 37
    2.3.8.1. Các trường hợp truy thu ở BHXH huyện Đô Lương: 37
    2.3.8.2. Thủ tục truy đóng BHXH: 37
    2.4. Kết quả thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Đô Lương. 38
    2.4.1. Kết quả thu theo loại hình BHXH: 38
    2.4.1.1. Kết quả thu BHXH bắt buộc: 38
    2.4.1.2. Số thu BHYT bắt buộc. 39
    2.4.1.3. Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp: 39
    2.4.2. Tình hình thu BHXH bắt buộc theo khối loại hình quản lý và cơ cấu số lao động. 41
    2.5. Một số nhận xét về công tác thu BHXH ở BHXH huyện Đô Lương. 44
    2.5.1. Ưu điểm: 45
    2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 46
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU TẠI BHXH HUYỆN ĐÔ LƯƠNG. 49
    3.1. Phương hướng về công tác của BHXH huyện Đô Lương trong thời gian tới. 49
    3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác thu. 51
    3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH. 51
    3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên tuyền. 51
    3.2.3.Kiện toàn cơ cấu tổ chức thực hiện công tác thu BHXH. 53
    3.2.4. Tăng cường phối kết hợp với các tổ chức khác. 53
    3.2.5. Tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời để giúp người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng về BHXH. 54
    3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. 55
    3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thu BHXH. 56
    3.3. Một số khuyến nghị: 56
    3.3.1. Đối với cơ quan chức năng, ban ngành nhà nước. 56
    3.3.1.1. Đối với UBND huyện. 56
    3.3.1.2. Đối với các ban ngành có liên quan. 57
    3.3.1.3. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam. 57
    KẾT LUẬN: 59
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
    PHỤ LỤC: 61
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...