Thạc Sĩ Thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kết quả học tập của s

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kết quả học tập của sinh viên trường Cao Đẳng nghề tỉnh An Giang​
    Information
    MS: LVQD078
    SỐ TRANG: 120
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1 Mục tiêu của đất nước ta trong quá trình hội nhập với thế giới là “đến năm 2020 nước ta cơ
    bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa”, muốn thực hiện được điều này đòi hỏi
    chúng ta phải chuẩn bị được nguồn nhân lực có đầy đủ năng lực và phẩm chất để có thể cùng tồn tại
    và phát triển. Điều này cho ta thấy nhu cầu bức thiết hiện tại đòi hỏi GD phải phát triển, phải tự đổi
    mới mình để có thể đáp ứng được mục tiêu của đất nước. Đổi mới GD nghĩa là phải đổi mới tất cả
    các thành tố của quá trình GD: mục đích, mục tiêu - nội dung – phương pháp – phương tiện – GV –
    HSSV – KT-ĐG. Do vậy, việc đổi mới KT-ĐG trong GD nói chung và trong quá trình sư phạm nói
    riêng mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó là một yêu cầu cần thiết để GD đổi mới một cách toàn
    diện.
    1.2 KT-ĐG là một khâu quan trọng trong giáo dục - dạy học và trong công tác QL của nhà
    trường. KT-ĐG giúp nhà trường thu được những thông tin ngược để kịp thời có những điều chỉnh
    phù hợp với tình hình thực tế. KT-ĐG giúp GV có những phản hồi tích cực trong việc thu thập
    thông tin để nắm bắt sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng của HSSV, góp phần điều chỉnh hoạt động
    giáo dục - dạy học của mình. KT-ĐG giúp HSSV tự đánh giá trình độ của mình và từ đó, hình thành
    động cơ học tập đúng đắn. KT-ĐG giúp các nhà QL có được các thông tin cần thiết để có thể đề ra
    các chính sách phù hợp trong việc nâng cao chất lượng nhà trường và khuyến khích nhà trường có
    những đổi mới hợp lý.
    1.3 Giáo dục theo một nghĩa nôm na là việc dạy và việc học. Một khâu rất quan trọng kết nối
    việc dạy và việc học là đánh giá, để biết được quá trình dạy và học có đạt được hiệu quả hay không,
    tuy nhiên muốn đánh giá đúng đắn phải đo lường chính xác và yếu tố đánh giá phải cần được quan
    tâm đầy đủ, thể hiện mối quan hệ tương tác với yếu tố mục tiêu, không chỉ thiên về đánh giá nội
    dung mà còn về kỹ năng và phương pháp.
    1.4 Từ thực tiễn giáo dục hiện nay cho thấy, các hoạt động KT-ĐG KQHT của người học vẫn
    chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng và hiệu quả GD, chưa tiếp cận được với các công cụ
    KT-ĐG hiện đại. Trắc nghiệm là công cụ, phương pháp của khoa học về đánh giá đo lường trong
    giáo dục, nhưng ở nước ta trên thực tế vẫn chưa hình thành khoa học này, nên nhiều trường học ở
    nước ta đến bây giờ cũng chưa dám vận dụng hoặc chỉ dám vận dụng dè dặt trong công tác KT-ĐG.
    Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại kì họp quốc hội khoá X tháng 11/2004 đã nhận định: “Cách
    thức đánh giá, tổ chức thi cử chậm được đổi mới, tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây
    căng thẳng cho người học, người dạy, cho xã hội, làm chậm quá trình đổi mới phương pháp dạy và
    học trong nhà trường”. [6] 1.5 Chương trình học ở các trường dạy nghề nói chung không nặng về lý thuyết, thực hành
    chiếm 2/3 thời lượng chương trình, và đặc điểm của học sinh- sinh viên của trường nghề nhìn chung
    khả năng trình bày tự luận kém, nên hình thức KT-ĐG bằng trắc nghiệm khách quan là khá phù hợp
    trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Trong thời gian qua, tại trường Cao đẳng nghề tỉnh An
    Giang, các cấp QL và GV đã nỗ lực rất nhiều trong việc đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của học
    sinh- sinh viên, bổ sung hình thức trắc nghiệm khách quan vào các hình thức KT-ĐG cũ. Bên cạnh
    những thành tựu nhất định, đáng khích lệ, vẫn còn một số đổi mới chưa hiệu quả, thiết thực. Ngoài
    ra, công tác QL vấn đề này cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần đầu tư nghiên cứu để tìm ra các
    biện pháp QL hữu hiệu nhằm phát huy tối đa hiệu quả của việc đổi mới KT-ĐG KQHT của SV
    trường Cao Đẳng nghề AG, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của địa
    phương.
    Tình hình nói trên đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu, nhiều tài liệu hơn về phương pháp trắc
    nghiệm trong KT_ĐG và cách thức quản lý công tác này. Những lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề
    tài: “Thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra – đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kết quả
    học tập của sinh viên trường Cao Đẳng Nghề tỉnh An Giang” để nghiên cứu làm luận văn tốt
    nghiệp cao học và hy vọng sẽ có những đóng góp hữu ích cho sự nghiệp GD.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Khảo sát thực trạng công tác quản lí kiểm tra- đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan kết quả
    học tập của sinh viên trường Cao Đẳng nghề tỉnh An Giang để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu
    quả công tác quản lí kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lý hoạt động dạy học tại trường Cao đẳng nghề tỉnh An Giang.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Công tác quản lý việc kiểm tra- đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan KQHT của SV tại
    trường Cao đẳng nghề An Giang.

    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Hiện nay công tác quản lý KT-ĐG bằng trắc nghiệm quan KQHT của SV trường Cao đẳng
    nghề tỉnh An Giang còn nhiều bất cập, nguyên nhân do một số cán bộ quản lý, giáo viên còn lúng
    túng, chưa thuần thục trong việc quản lý và thực hiện việc KTĐG này. Nếu làm rõ thực trạng thì có
    thể đề xuất các biện pháp QL đúng đắn và phù hợp trong công tác quản lý việc KT-ĐG KQHT của
    HS-sinh viên, sẽ phát huy khả năng của đội ngũ giáo viên, CBQL và cả học sinh-sinh viên góp phần
    nâng cao chất lượng giáo dục của trường Cao Đẳng Nghề An Giang.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    5.1 Hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý việc KT-ĐG KQHT bằng trắc nghiệm khách
    quan.

    5.2 Khảo sát thực trạng công tác QL việc KT-ĐG bằng trắc nghiệm khách quan KQHT của SV
    trường Cao Đẳng Nghề tỉnh An Giang, phân tích nguyên nhân thực trạng.

    5.3 Đề xuất các biện pháp cải tiến công tác QL việc KT-ĐG bằng trắc nghiệm khách quan
    KQHT của SV trường Cao Đẳng Nghề tỉnh An Giang.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phân tích, tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận qua các tài liệu khoa học, các văn bản
    báo cáo . có liên quan đến vấn đề công tác quản lý việc KT-ĐG bằng trắc nghiệm khách quan.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát: Xây dựng phiếu hỏi ý kiến CBQL, GV, SV đang học ở
    trường cao đẳng nghề An Giang về công tác quản lý việc KT-ĐG KQHT bằng trắc nghiệm khách
    quan và thăm dò tính cấp thiết, khả thi những biện pháp đề xuất.

    6.2.2 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của CBQL về công tác quản lý KT-
    ĐG bằng trắc nghiệm khách quan KQHT của SV trường CĐN AG.

    6.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xem xét và so sánh kinh nghiệm QL hoạt động KT-ĐG
    tại các cơ sở đào tạo khác. Qua đó rút ra các kinh nghiệm thực tiễn QL hoạt động KT-ĐG bằng trắc
    nghiệm khách quan KQHT của SV.

    6.2.4 Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trực tiếp trao đổi, toạ đàm hoặc thảo luận qua email
    với những chuyên gia, với những CBQL của trường, cấp Sở đang công tác tại tỉnh An Giang về tính
    hiệu quả của các biện pháp.

    6.3 Phương pháp nghiên cứu bổ trợ
    Phương pháp toán thống kê: Thu thập các số liệu thống kê và phân tích các số liệu thống kê.
    Xử lý phân tích các kết quả điều tra bằng bảng hỏi.

    7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Trường Cao đẳng nghề An Giang có nhiều hệ đào tạo nên có nhiều đối tượng học sinh, sinh
    viên; tuy nhiên trong phạm vi luận văn, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng công tác QL việc KT-ĐG
    bằng trắc nghiệm khách quan KQHT của SV hệ cao đẳng nghề tại trường.

    8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài nghiên cứu cấu trúc thành 3
    chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý việc kiểm tra – đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan
    KQHT của SV
    Chương 2: Thực trạng quản lý việc kiểm tra– đánh giá KQHT bằng trắc nghiệm khách quan của
    SV tại trường Cao đẳng nghề tỉnh An Giang
    Chương 3: Một số biện pháp quản lý việc KT-ĐG bằng trắc nghiệm khách quan KQHT của SV
    trường Cao đẳng nghề tỉnh An Giang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...