Luận Văn Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THƯƠNG MẠI

    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
    TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THƯƠNG MẠI


    I - MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THƯƠNG MẠI
    I.1 - Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
    Tiền thân của Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại là Nhà máy Cơ khí nội thương được thành lập ngày 14/12/1971. Trực thuộc Bộ Thương nghiệp nay là Bộ thương mại. Xuất phát từ việc mở rộng nền kinh tế ngày càng cao, ngày 1/11/1999 theo quyết định 1673/1998 - QĐ - BTM ngày 28/12/1998 Công ty Thiết bị thương mại được chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại. Công ty là đơn vị kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Nhà nước bằng các quy định của pháp luật.
    Công ty có tên giao dịch nước ngoài là :
    HOLDING COMMERCIAL EQUIPMENT COMPANY
    Viết tắt : COMECO
    Công ty có trụ sở chính đặt tại khu công nghiệp Giáp Bát - km số 6 Đường Giải Phóng - phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Vốn điều lệ của Công ty : 2 498 586 858 đ
    Tỷ lệ cổ phần cổ đông :
    Người lao động trong doanh nghiệp : 70%
    Người ngoài doanh nghiệp : 30%
    Công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về cơ khí và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao động đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. Hiện nay, Công ty là đơn vị kinh tế vừa và đang làm ăn có hiệu quả kinh tế cao. sản xuất của Công ty đang ổn định, sản phẩm có uy tín và đang chiếm lĩnh thị trường.
    Công ty hiện nay có 146 cán bộ công nhân viên , trong đó có 25 người thuộc bộ phận quản lý, 121 người thuộc lao động trực tiếp.

    Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại gồm 6 phòng ban : Phòng Tài vụ - kế toán, phòng Tiêu thụ, phòng Kế hoạch - Vật tư, phòng Tổ chức - hành chính, phòng KCS, phòng Kỹ thuật.
    Có 3 phân xưởng chính : - Phân xưởng sản xuất 1
    - Phân xưởng sản xuất 2
    - Phân xưởng cân và bảo quản
    Sản phẩm chính của Công ty là két bạc, tủ sắt cân treo và các loại sản phẩm cơ khí khác.
    I.2 - Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại.
    sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo đúng nghề đăng ký.
    Công ty phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các kế hoạch khác liên quan, đáp ứng nhu cầu thị trường.
    Mục đích chính của Công ty là : Đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm cao và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội.
    Công ty không những phải nâng cao công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các biện pháp nhằm tăng sản phẩm, chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách cán bộ, quy định quản lý tài chính, tài sản, chế độ lao động tiền lương, đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối theo lao động, làm tốt công tác bảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ an ninh và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Thêm vào đó, Công ty phải không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
    I.3 - Tổ chức bộ máy của công ty
    Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng được phân định rõ ràng và có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban trong quá trình hoạt động kinh doanh.
    3.1 - Bộ máy Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại : - Đại hội cổ đông
    - Hội đồng quản trị
    - Ban kiểm soát
    * Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành và quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội.
    * Ban kiểm soát là do đại hội đồng, cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám sát các hoạt động tuân theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết Hội đồng quản trị của Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành.
    Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra là người có quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm trước toàn cổ đông.
    Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị,đại diện công ty khi quan hệ với các cơ quan pháp luật của Nhà nước.
    Phó giám đốc kỹ thuật giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành toàn bộ quá trình sản xuất và kiểm tra kỹ thuật sản phẩm.
    3.2 - Chức năng các phòng nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc
    Phòng tổ chức - hành chính: Giúp ban giám đốc sắp xếp tổ chức nhân lực trong Công ty, điều hành bộ máy hành chính phục vụ cho hoạt động của Công ty.
    Phòng kế toán - tài chính: Chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý tài chính của Công ty và hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc, tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty, thực hiện các quy định của Nhà nước về tài chính - kế toán.
    Phòng kế hoạch vật tư : chịu trách nhiệm lập kế hoạch và cung ứng vật tư cho kịp tiến độ sản xuất, theo dõi tình hình sản xuất sản phẩm.
    Phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra, giám sát về kỹ thuật, chất lượng kiểm tra máy móc thiết bị trước khi sản xuất. Lập quy trình công nghệ, nghiên cứu công nghệ mới, xây dựng định mức lao động đối với sản xuất trực tiếp, thiết kế sản phẩm mới.
    Phòng KCS : Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, nguyên vật liệu mua vào, sản phẩm, bán thành phẩm hoàn thành ở từng công đoạn.




     
Đang tải...