Tiểu Luận Thực trạng công tác quản lý tiền lương của công ty cơ khí hà nội.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng công tác quản lý tiền lương của công ty cơ khí hà nội.
    LỜI MỞ ĐẦU
    Công ty Cơ khí Hà Nội, trước đây là Nhà máy Cơ khí Hà Nội được xây dựng từ ngày 15/12/1955 trên khu đất rộng 51.000 m2 thuộc xã Nhân Chính, Quận 6, ngoại thành Hà Nội ( nay thuộc phường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội ) và chính thức khánh thành và đưa vào sản xuất ngày 12/4/1958. Quy mô ban đầu của nhà máy gồm 6 phân xưởng Mộc, Đúc, Rèn, Cơ khí, Lắp ráp, Dụng cụ và 9 phòng ban: Phòng kỹ thuật, Phòng kiểm tra kỹ thuật, Phòng cơ điện, Phòng kế hoạch, Phòng tài vụ, Phòng cung cấp, Phòng cán bộ và lao động, Phòng bảo vệ, Phòng hành chính quản trị. Công ty Cơ khí Hà Nội có tư cách pháp nhân theo Pháp luật Việt Nam và có tên giao dịch quốc tế là HAMECO ( Hà Nội Mechanic Company ), trụ sở đặt tại số 24 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: 04.8584416 & 04.858454
    Fax: 8583268
    Tài khoản số:710A00006 - Ngân hàng Công thương Đống Đa Hà Nội
    Mã số thuế: 01001001741
    Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
    Trong 42 năm xây dựng và phát triển Công ty Cơ khí Hà Nội đã trải qua những quãng thời gian đáng ghi nhớ, nhũng khó khăn gian khổ cũng như những thành tựu đạt được thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của CBCNV toàn Công ty phấn đấu xây dựng công ty trở thành đơn vị luôn là lá cờ đầu cuả ngành cơ khí nước nhà.
    Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà Nội được chia thành 4 giai đoạn chính sau:
    Giai đoạn đầu (1958 - 1965):
    Ngày 12/4/1958 diễn ra lễ khánh thành và bàn giao Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho Bộ công nghiệp quản lý đánh dấu sự ra đời của một đơn vị đầu ngành của công nghiệp nước ta nói chung và của Cơ khí Việt Nam nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của chính phủ cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô cũ, Nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất ngay sau đó với việc thực hiện kế hoạch 3 năm (1958 - 1960). Xác định được nhiệm vụ với mục tiêu là phục vụ các sản phẩm cơ khí phục vụ cho các nghành kinh tế, công nông nghiệp trong sự nghiệp khôi phục, xây dựng
    kiến thiết đất nước và phục vụ cho công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ngay trong giai đoạn này khối lượng sản phẩm của nhà máy đã tăng nhanh đáp ứng được một cách kịp thời cho nhu cầu các sản phẩm cơ khí trong thời gian này.
     
Đang tải...