Tiểu Luận Thực trạng công tác quản lý tài chính ngắn hạn tại công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thực trạng công tác quản lý tài chính ngắn hạn tại Cty kết cấu thép cơ khí xây dựng



    MỤC LỤC​

    Phần I: Lý luận chung về hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn


    I. Công tác quản lý tài chính ngắn hạn


    1. Vị trí của công tác quản lý tài chính ngắn hạn trong doanh nghiệp .

    Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong cả quá trình sản xuất củadoanh nghiệp . Để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua phương thức giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:

    Thứ nhất: nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp , là cơ sở để dự toán vốn đầu tư .

    Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?

    Thứ ba: Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Chẳng hạn việc thu tiền từ khách hàng và trả tiền cho nhà cung cấp? Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lý vốn, TSLĐ của doanh nghiệp .

    Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi vấn đề về tài chính doanh nghiệp nhưng đó là ba vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất. Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề đó.

    Trong các doanh nghiệp , nhà quản lý tài chính có trách nhiệm đưa ra lời giải cho ba vấn đề nêu trên. Nhà quản lý tài chính không phải chỉ quan tâm đến việc sẽ nhận dược bao nhiêu tiền mà còn phải quan tâm tới việc khi nào nhận được và nhận được như thế nào. Đánh giá quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai là vấn đề cốt lõi của quá trình dự toán vốn đầu tư . Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền. Quản lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời vốn lưu động ròng của doanh nghiệp . Vốn lưu động ròng được xác định là khoản chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn. Một số vấn đề về quản lý TSLĐ sẽ được làm rõ trong các phần sau như: Doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêu tiền và dự trữ? Doanh nghiệp sẽ tài trợ ngắn hạn bằng cách nào? Mua chịu hay vay ngắn hạn và trả tiền ngay? Nếu vay ngắn hạn thìdoanh nghiệp nên vay ở đâu và vay như thế nào?

    2. Khái quát chung về công tác quản lý tài chính ngắn hạn

    Công tác quản lý tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh; Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp ; Tổ chức sử dụng có hiệu số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp ; Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp ; Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của doanh nghiệp , thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp ; Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp . Trong đó, công tác quản lý tài chính ngắn hạn là việc quản lý ngắn hạn các dòng tiền.

    Có thể mô tả sơ đồ đó như sau:

    - Công ty mua nguyên vật liệu để sản xuất, phần lớn những khoản mua này chưa trả ngay tạo những khoản phải trả người bán. Phần còn lại có thể được trả ngay bằng tiền.

    - Lao động được sử dụng để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và thông thường tiền lương không được trả ngay vào lúc công việc được thực hiện từ đó hình thành các khoản phải trả cán bộ công nhân viên.

    - Tiền được đầu tư để mua sắm TSCĐ có thể được thanh toán ngay hoặc trả chậm hình thành nên các khoản phải trả. Hao mòn TSCĐ thể hiện giá trị TSCĐ chuyển vào sản phẩm.

    - Sản phẩm có thể chưa bán được ngay hình thành hàng tồn kho. Khi bán một phần thu tiền ngay một phần bán chịu do đó tạo nên các khoản phải thu.

    Tại một thời điểm nào đó trong quá trình vận động nói trên, doanh nghiệp phải thanh toán những khoản phải trả, nếu những khoản thanh toán này được thực hiện trước khi thu được những khoản phải thu thì sẽ tạo ra những luồng tiền ra ròng. Luồng tiền này phải được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nào đó như từ bán hàng tồn kho hay giảmđầu tư ngắn hạn. Ngoài ra, tiền của doanh nghiệp còn được hình thành từ các nguồn khác như đi vay ngân hàng , vay huy động qua phát hành cổ phiếu hoặc tự tài trợ bằng các nguồn khác. Nhưng tiền cũng được sử dụng để nộp ngân sách, trả đơn vị nội bộ hay các khoản phải trả, phải nộp khác

    Sơ đồ vận động miêu tả mối quan hệ giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp , trong đó tương ứng với bên phải sơ đồ là nợ ngắn hạn và bên trái là TSLĐ. Qua sơ đồ trên có thể thấy toàn bộ công tác quản lý tài chính ngắn hạn liên quan chủ yếu đến công tác quản lý TSLĐ và nợ ngắn hạn bởi đó là hoạt động tài chính hàng ngày của doanh nghiệp .

    Quản lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời quản lý hai khoản mục có tính ngắn hạn trong doanh nghiệp là TSLĐ và nợ ngắn hạn. Do đó, có thể nói công tác quản lý tài chính ngắn hạn có bản chất giống như quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp vì nó cũng liên quan đến TSLĐ và nợ ngắn hạn. Nhưng quản lý vốn lưu động tập trung chủ yếu vào quản lý TSLĐ còn nợ ngắn hạn chỉ được xem xét như một nguồn hình thành vốn lưu động. Quản lý tài chính ngắn hạn xem xét TSLĐ và nợ ngắn hạn trên góc độ ngang nhau và có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Không xem trọng quản lý TSLĐ hay nợ ngắn hạn mà xem xét chúng như hai hình thức biểu hiện của hoạt động quản lý tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Có thể nói công tác quản lý tài chính ngắn hạn và quản lý vốn lưu động là hai cách tiếp cận khác nhau đối với TSLĐ và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp .

    3. Tài sản lưu động

    3.1. Tài sản lưu động là gì?


    Đối tượng lao động (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm ) và các tư liệu lao động là những điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các TSLĐ còn về hình thái giá trị gọi là Vốn lưu động của doanh nghiệp.

    TSLĐ là những tài sản thuộc quyền sơ hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển thường dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

    Giá trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp .

    3.2. Những thành phần trong tài sản lưu động

    3.2.1 Tiền và các khoản tương đương tiền

    Tiền mặt là một loại tài sản mà doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng . Tiền mặt bao gồm các khoản mục đặc thù như: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển Tiền mặt có thể chuyển thành loại tài sản khác, dùng để mua hàng hoá hoặc để trả nợ dễ dàng hàng mọi tài sản có khác do vậy tiền mặt là tài sản có tính luân chuyển hay tính thanh khoản cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...