Tài liệu Thực trạng công tác quản lý nguốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận bình thạnh

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỐN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH

    CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
    1.1 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
    1.1.1 Khái niệm
    Đầu tư xây dựng cơ bản là khái niệm được giải thích bằng nhiều cách tiếp cần khác nhau, có cách lý giải dựa trên nghĩa hẹp của thuật ngữ ĐTXDCB, nhưng cũng có cách tiếp cận dựa trên nghĩa rộng của “đầu tư” nói chung.
    + Trong một nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, ĐTXDCB được quan niệm là hoạt động nhằm tái sản xuất mở rộng TSCĐ sản xuất và phi sản xuất , thực hiện thông qua việc xây dựng các xí nghiệp công trình mới; khôi phục cải tạo, mở rộng các xí nghiệp các công trình sẵn có. Các hoạt động nhằm khôi phục, cải tiến, đổi mới từng bộ phận TSCĐ thực hiện thông qua sửa chữa lớn không thuộc phạm vi ĐTXDCB.
    Tuy cách tiếp cận này có nêu được bản chất của ĐTXDCB trên những nét lớn nhưng nó lại có nhược điểm là còn giải thích vấn đề một cách phiến diện và nhất là chưa gắn với đặc thù của một nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng và vận hành.
    + Theo “Từ Điển Kinh Tế Thị Trường Từ A – Z” của tập thể tác giả: Trần Bá Tước, Đỗ Ngọc Dũng, Đỗ Hải Minh, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, thuật ngữ “đầu tư” (Investment) được hiểu theo hai nghĩa : đối với quảng đại quần chúng (đặc biệt là các quốc gia công nghiệp), đầu tư là hành vi mua một tài sản nhằm mục đích sinh lợi thông qua việc mua cổ phần chứng khoán, đó thực ra chỉ là một sự chuyển quyền sở hữu và không phải là một chi tiêu mới; các nhà kinh tế gia lại định nghĩa khác hơn: đầu tư là một chi tiêu xây dựng xí nghiệp, nhà cửa hay máy móc, trang thiết bị công trình và gọi đây là đầu tư TSCĐ. Đôi khi sự gia tăng tồn kho cũng được coi là đầu tư.
    + Theo “The New Palgrave Dictionary Of Money & Finance” do Peter Nowman, Murray Milgate, John Eatwell biên soạn thì “Đầu tư là một sự hình thành vốn bằng cách thụ đắc hay tạo lập các nguồn dự trữ được sử dụng cho sản xuất. Trong các nền kinh tế TBCN, người ta thường quan tâm trước hết đến hoạt động đầu tư cho các loại vốn hữu hình tức là nhà xưởng, trang thiết bị và các nhà tồn kho tại các doanh nghiệp. Nhưng đầu tư cũng được tiến hành bởi chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các hộ gia đình và đầu tư cũng bao gồm thụ đắc các loại vốn gắn liền với con người và các loại vốn (hoặc tài sản) vô hình lẫn các loại vốn hữu hình. Về nguyên tắc, đầu tư cũng bao gồm việc cải thiện chất lượng của đất hoặc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nó cũng bao hàm đến cả các đầu ra (output) phi thị trường cũng như các hàng hóa và dich vụ để bán”.
    Như vậy trong nền kinh tế thị trường, đầu tư là một khái niệm rất rộng, từ việc mua sắm một chiếc ô tô, xây dựng đường xá, đến các chi phí nghiên cứu và triển khai, cho dù nó được tiến hành bởi các doanh nghiệp, nhà nước hay các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các cá nhân.
    Tuy các khái niệm có nhiều điểm khác nhau căn bản và vì lẽ đó phải sử dụng thuật ngữ “đầu tư phát triển” nói chung thay thế cho thuật ngữ “đầu tư xây dựng cơ bản”, nhưng trong giai đoạn chuyển tiếp nên tiếp tục sử dụng thuật ngữ “đầu tư xây dựng cơ bản” và gán cho nó các nội dung mới như khái niệm “đầu tư” đã nêu trên.
    Từ các khái niệm đã nêu trên có thể diễn đạt khái niệm về ĐTXDCB như sau: “ĐTXDCB là sự hình thành vốn bằng thụ đắc hay tạo lập các nguồn dự trữ được sử dụng cho sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận hay phúc lợi xã hội trong tương lai”.
    Theo Điều 3, Chương 1, Nghị Định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của chính phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước” , chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
    - Chi đầu tư các công trình kết cấu hạn tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn.
    - Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước; gốp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
    - Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
    - Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước.
    - Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
    Trong các khoản chi trên, chi ĐTXDCB là khoản chi lớn nhất, chủ yếu nhất, và có nội dung quản lý phức tạp nhất trong chi đầu tư phát triển.

    1.1.2 Đặc điểm
    Để có thể xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tính toán và mô hình phân tích nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phù hợp với thực tiễn nước ta cần lưu ý đến một số đặc điểm sau đây của ĐTXDCB và quản lý ĐTXDCB:
    1. ĐTXDCB có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, thể hiện rõ nét đường lối phát triển
    2. Cần giải quyết kinh tế, văn hóa của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Mỗi năm sử dụng khối lượng lớn về vốn, vật tư, thiết bị, v.v , do đó trong từng ngành, trên từng địa phương và ở các đơn vị kinh tế cơ sở đều coi công tác ĐTXDCB là một nhiệm vụ quan trọng nhất.
    3. ĐTXDCB có quan hệ gắn bó vơi nhiều ngành khoa học – kỹ thuật như: khoa học kỹ thuật về công nghệ sản xuất, về dịch vụ, thiết kế quy hoạch, về thiết kế công trình và nghệ thuật, kiến trúc, về khoa học thi công xây lắp v.v
    4. Sản phẩm của ĐTXDCB là sản phẩm đơn chiếc, có giá trị khá lớn, tồn tại lâu dài v.v không những làm tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, góp phần cải thiện đời sống vật chất văn hóa – xã hội của nhân dân, cũng cố quốc phòng mà còn góp phần làm tăng vẻ đẹp, sự hài hòa của đất nước.
    5. Để có một công trình xây dựng, cần có một lực lượng cán bộ, công nhân đông đảo , lành nghề thuộc nhiều ngành chuyên môn kỹ thuật; với nhiều vật tư, thiết bị khác nhau và thời gian lâu dài khác nhau.
    Từ những đặc điểm trên đây đặt ra việc quản lý trong ĐTXDCB phải được nghiên cứu toàn diện và đồng bộ từ chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng đến khâu thực hiện đầu tư và bàn giao công trình đưa vào sử dụng tốt các mối quan hệ:
    - Quan hệ giữa đầu tư và xây dựng
    - Quan hệ giữa các ngành kinh tế và các ngành kỹ thuật liên quan
    - Quan hệ giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương
    - Quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu
    - Quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng
    - Quan hệ giữa công trình chính và công trình phụ và cơ sở hạ tầng có liên quan
    Đồng thời cũng giải quyết những mối quan hệ trong nội bộ mỗi khâu, mỗi công việc như: khảo sát, thiết kế, sản xuất, cung ứng và vận chuyển vật tư, thiết bị cho thi công, cũng như mối quan hệ giữa các công việc ấy với nhau, phải nghiên cứu đồng bộ, tổng hợp và gắn với những đặc điểm của đất nước, cũng như với những đặc điểm của công tác ĐTXDCB trong những năm qua là: “Từ một nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, công tác XDCB gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, vật tư, thiết bị và năng lượng v.v lại phụ thuộc lơn vào nước ngoài, nên chúng ta đã rất bị động. Mặt khác, cũng phải tập trung giải quyết một số yêu cầu của quốc phòng. Vì vậy vấn đề đầu tư cơ bản không chỉ phải tính đến hiệu quả kinh tế đơn thuần mà còn phải kết hợp với yêu cầu của việc cũng cố quốc phòng ”

    1.2 VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN – QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
    1.2.1 Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản
    1.2.1.1 Khái niệm
    Như chúng ta đã biết XDCB là một ngành sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hoạt động: thăm dò, khảo sát, thiết kế, mua sắm và xây lắp công trình. Trong quá trình đó – quá trình thực hiện tái sản xuất TSCĐ, ngành XDCB đã sử dụng và tiêu hao các yếu tố vật chất cần thiết: lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động và một số khoản tiền mặt. Biểu hiện bằng tiền của các hao phí đó gọi là vốn ĐTXDCB.
    Vậy, vốn ĐTXDCB là tổng hợp toàn bộ chi phí bằng tiền nhằm thực hiện tái sản xuất TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Cụ thể bao gồm: các khoản chi phí cho công tác khảo sát, thiết kế để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, quy hoạch,xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng hệ thống cung cấp nước , điện ), mua sắm máy móc, thiết bị, súc vật cày kéo và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình tái sản xuất TSCĐ.
    Từ khái niệm trên ta rút ra khái niệm về vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước là: “Việc sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào Ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”.
    1.2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản
    Vốn ĐTXDCB được phân chia theo các tiêu thức sau:
    · Phân loại theo tính chất của công trình, chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
    Ÿ Chi xây dựng mới: là khoản chi để xây dựng các công trình trong nền kinh tế. Kết quả của khoản chi này làm tăng thêm số lượng, chất lượng tài sản cố định và năng lực sản xuất của nền kinh tế.
    Ÿ Chi mở rộng, cải tạo và đổi mới kỹ thuật: gồm các khoản chi để tăng thêm quy mô sản xuất, nâng cao năng lực và hiện đại hóa TSCĐ hiện có.
    Ÿ Chi khôi phục TSCĐ: xây dựng lại toàn bộ hoặc từng phần các công trình đang phát huy tác dụng nhưng trong quá trình sử dụng bị giảm giá trị sử dụng và giá trị.



    · Phân loại theo cơ cấu vốn đầu tư, chi ĐTXDCB bao gồm:
    Ÿ Chi về xây dựng: gồm các khoản chi để hình thành công trình kiến trúc trong nền kinh tế như: nhà máy, khai hoang đất, các công trình kết cấu hạ tầng Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi XDCB.
    Ÿ Chi về mua sắm máy móc thiết bị: là khoản chi có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế và có xu hướng ngày càng tăng trong chi XDCB.
    Ÿ Chi về lắp đặt: là các khoản chi cho việc lắp đặt máy móc thiết bị vào các công trình kiến trúc, như chi về tiền công lắp đặt máy móc thiết bị, chi phí chạy thử,
    Ÿ Chi XDCB khác: là các khoản chi nhằm bảo đảm các điều kiện cho quá trình xây dựng các công trình kiến trúc như: chi chuẩn bị đầu tư, chi cho bộ máy quản lý của đơn vị chủ đầu tư, Khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng phức tạp và có thể thu hồi lại một phần sau khi hoàn thành công trình.
    · Phân loại theo trình tự XDCB, chi ĐTXDCB bao gồm:
    Ÿ Chi cho chuẩn bị đầu tư: gồm các khoản chi nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm; tiến hành điều tra; khảo sát và chọn địa điểm xây dựng; lập dự án đầu tư; thẩm định dự án để quyết định đầu tư.
    Ÿ Chi thực hiện đầu tư: gồm các khoản chi xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định Nhà nước (gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa); chuẩn bị mặt bằng xây dựng; tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình; thẩm định thiết kế công trình; tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp; xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có); ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án; thi công xây lắp công trình; kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
    ã ĐTXDCB cũng chính là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong nhiều công trình nghiên cứu kết cấu hạ tầng, các tác giả thường phân chia kết cấu hạ tầng thành 2 loại cơ bản gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội:
    Ÿ Kết cấu hạ tầng kinh tế: thuộc loại này bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật: năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường ống), bưu chính viễn thông, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh , ổn định, bền vững.
    Ÿ Kết cấu hạ tầng xã hội: nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa – thể thao và các trang thiết bị đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    1.2.1.3 Vai trò – ý nghĩa kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
     
Đang tải...