Thạc Sĩ Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của hiệu trưởng các trường trung h

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang​
    Information
    MS: LVQLGD079
    SỐ TRANG: 95
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh
    trên thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới đời
    sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc bộ và
    ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội, một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao
    lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất ma túy. Trường học
    cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói chung và của ma túy nói riêng. Tác
    động của ma túy tới học đường là mối nguy hiểm tiềm ẩn và gây nên những hậu quả không chỉ đối với
    bản thân học sinh (HS) bị nghiện mà còn cả với gia đình các em và toàn xã hội.
    Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy thật sự là mối đe dọa
    an ninh, trật tự của toàn xã hội. Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của xã hội, là nỗi lo lắng
    của mỗi gia đình, là nguy cơ đe dọa sự bền vững của đất nước và của dân tộc ta. Theo đánh giá tại Hội
    nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 06-CT/TW về phòng, chống và kiểm soát ma túy trong toàn
    quốc thì tình trạng nghiện ma túy trong HS-SV bị đẩy lùi nhưng chưa cơ bản, chưa vững chắc. Nguy
    cơ ma túy tái xâm nhập vào nhà trường vẫn còn rất lớn, nếu chúng ta buông lỏng hoặc lơ là thì tình
    hình sẽ tái diễn phức tạp. Nhất là hiện nay, ma túy tổng hợp đang xâm nhập vào nước ta mà HS-SV và
    thanh thiếu niên lại dễ tiếp cận lạm dụng loại ma túy này. Trong khi đó, một số trường học vẫn chưa
    thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì, thường xuyên và liên tục, thiếu các biện pháp kiên quyết
    trong việc giáo dục HS-SV phòng chống ma túy (PCMT).
    Đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên và HS là người đang trưởng thành, hiếu kỳ, dễ bị dụ dỗ
    hay kích động, luôn thể hiện ta là người lớn, suy nghĩ và hành động một cách bộc phát. Do vậy bọn tội
    phạm lợi dụng tâm lý này đã tìm cách dụ dỗ, lôi kéo, kích động thậm chí hăm dọa, khống chế các em
    vào con đường sử dụng ma túy. Hoạt động giáo dục PCMT có một vị trí quan trọng trong quá trình
    giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nó nhằm giáo
    dục HS những hiểu biết về tệ nạn ma túy, biết cách giữ mình không bị ảnh hưởng của ma túy và tham
    gia đấu tranh với tệ nạn này ở trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Để thực hiện điều đó, Hiệu
    trưởng nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý việc giáo dục PCMT trong trường học một
    cách có hiệu quả hơn.
    An Giang là tỉnh ở phía tây nam bộ, có đường biên giới dài hơn 104 km giáp với Vương quốc
    Campuchia, có đường giao thông nối với thủ đô Phnôm Pênh, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (huyện
    Tịnh Biên) và Khánh Bình (huyện An Phú) giáp với 02 tỉnh Kan - Đan và Tà- Keo của Campuchia là nơi có đông người dân của 02 nước qua lại làm ăn, buôn bán. Lợi dụng đặc điểm địa lý trên, bọn tội
    phạm ma túy xâm nhập vào tỉnh An Giang sau đó lan tỏa đi các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu
    Long và lên thành phố Hồ chí Minh. Công tác giáo dục PCMT trong trường học là một đòi hỏi quan
    trọng và cấp bách, là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục.
    Là chuyên viên phụ trách công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) tại Sở Giáo
    dục và Đào tạo, tôi xác định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo
    dục phòng chống ma túy của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang” với hy
    vọng đóng góp một phần nhỏ những biện pháp của mình vào công tác PCMT trong các trường học tại
    tỉnh An Giang.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng một số trường
    trung học phổ thông (THPT), tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần nâng
    cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng các trường THPT tại tỉnh
    An Giang.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường THPT tỉnh An
    Giang.

    3.2- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu
    trưởng các trường THPT tỉnh An Giang.

    4. Giả thuyết khoa học

    4.1- Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng các
    trường THPT tỉnh An Giang đã đạt được một số kết quả. Song, thực tế công tác này còn gặp nhiều khó
    khăn và hạn chế nhất định.

    4.2- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các
    trường THPT, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu là: chỉ đạo việc tuyên truyền nhận
    thức về tác hại của ma túy cho học sinh THPT còn quá ít thời gian; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
    các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong tham gia hoạt động giáo dục PCMT; Hiệu
    trưởng các trường THPT đôi lúc còn chủ quan trong việc chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
    hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường.

    4.3- Cho nên, cần có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCMT hợp lý nhằm khắc
    phục những hạn chế nêu trên.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng
    các trường THPT.

    5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT ở một số trường THPT tỉnh
    An Giang.

    5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động
    giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh An Giang.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận : Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các loại tài liệu, sách
    báo, tạp chí, các đề tài khoa học, các văn bản pháp quy, các báo cáo kinh nghiệm về lĩnh vực ma túy
    và PCMT làm cơ sở lý luận của đề tài. Xử lý thông tin nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên
    cứu của đề tài.

    6.2- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến : đây là phương pháp chủ yếu dùng
    cho HS, GV và CBQL giáo dục cấp THPT.
    Đối với học sinh:
    Nhằm hiểu rõ nhận thức, những hiểu biết của HS về ma túy và tác hại của ma túy; những hoạt
    động mà nhà trường đã thực hiện để giáo dục học sinh PCMT.
    Đối với CBQL và GV:
    Nhằm khảo sát thái độ của CBQL, GV đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của
    Hiệu trưởng các trường THPT, những hoạt động mà nhà trường đã thực hiện để giáo dục PCMT.
    Khảo sát nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng và các biện pháp mà Hiệu trưởng đã thực hiện trong
    việc quản lý giáo dục PCMT tại đơn vị.

    6.3- Các phương pháp bổ trợ
    Dùng phương pháp trao đổi, phỏng vấn : nhằm thu thập những thông tin đáng tin cậy từ CBQL,
    GV- những người trực tiếp thực hiện công tác PCMT .

    6.4- Phương pháp sử dụng thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu thu thập được
    nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.

    7. Giới hạn của đề tài

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu
    trưởng các trường THPT tỉnh An Giang (11 trường THPT tiêu biểu của 11 huyện, thị (TP) trong tỉnh
    An Giang chia theo khu vực địa bàn TP, TX, (tt); địa bàn nông thôn và biên giới).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...