Thạc Sĩ Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng T

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu​
    Information

    MS: LVQLGD048
    SỐ TRANG: 137
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Việt Nam là một trong số các nước công nhận và kí vào “Công ước của liên
    hiệp quốc về quyền trẻ em”. Như vậy, Việt Nam thừa nhận rằng: “Trẻ bị khuyết tật
    về tinh thần hay thể chất cần được hưởng cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những
    điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho
    trẻ em (khuyết tật) tham gia tích cực vào cộng đồng” và “Trẻ em khuyết tật được
    chăm sóc đặc biệt. Bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật được thật sự tiếp xúc và nhận
    được sự giáo dục, đào tạo, các dịch vụ y tế, dịch vụ phục hồi chức năng, sự chuẩn bị
    để có việc làm và các cơ hội vui chơi, giải trí theo cách có lợi cho trẻ em khuyết tật
    đạt được sự hòa nhập vào xã hội và sự phát triển cá nhân trọn vẹn nhất ” (Điều 23
    - Công ước liên hiệp quốc thông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực từ 2/9/1990).
    Đảng, Nhà nước đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ trẻ khuyết tật cả về vật
    chất lẫn tinh thần. Điều 59 Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    (được quốc hội thông qua ngày 15/4/1992) có ghi: “Nhà nước và xã hội tạo điều
    kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”.
    Từ sau Nghị định 26/NĐ-CP của Chính phủ về giáo dục trẻ khuyết tật, Bộ
    Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo 64 tỉnh thành thực
    hiện đưa loại hình giáo dục hoà nhập và chuyên biệt trẻ khuyết tật vào thực hiện.
    Căn cứ vào pháp lệnh người tàn tật với 7 lĩnh vực ưu tiên. Phát hiện sớm, can thiệp
    sớm và giáo dục trẻ tàn tật là một trong những lĩnh vực ưu tiên thực hiện tại Việt
    Nam trong nhiều năm qua. Khi trẻ khuyết tật được học trong môi trường giáo dục,
    trẻ không bị cách ly với những trẻ em khác. Do đó, trẻ khuyết tật được giáo dục
    bằng thực tế sinh động trong cuộc sống và được giáo dục lòng nhân ái.
    Năm 1996 cả nước mới có 42.000 trẻ khuyết tật được đi học, năm 2005
    khoảng 269.000 trẻ khuyết tật được đến trường. Như vậy, trong 9 năm số lượng trẻ
    khuyết tật được đi học tăng lên gần 6,4 lần. Trong đó, tỷ lệ trẻ khuyết tật tham gia
    học tập đã cải thiện đáng kể về số lượng. Số trẻ khuyết tật đi học không chỉ tập
    trung ở cấp Mầm non, Tiểu học và Trung học mà còn có một số trẻ đang học các bậc trình độ đào tạo khác nhau như dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học. Rõ ràng,
    đây chính là cánh cửa mở rộng, là điểm tựa vững chắc cho những trẻ không may
    mắn bị khuyết tật.
    Giáo dục trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt được một số thành
    quả nhất định về phát triển qui mô, số lượng trường và chất lượng giáo dục như:
    hiện nay tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 (trung tâm và trường học nuôi và giáo dục
    trẻ cơ nhỡ, cô nhi và khuyết tật), năm 1997 thành lập Trung tâm cô nhi Khuyết tật
    thuộc Sở Lao động Thương binh – xã hội quản lý, năm 1999 xây dựng Trường nuôi
    dạy trẻ khuyết tật, năm 2000 xây dựng trường khiếm thị Hữu Nghị, năm 2002
    trường nữ Thánh tâm Chúa Giê Su ra đời, năm 2005 trường tư thục trí tuệ Mai Linh
    và một số trung tâm dạy trẻ cơ nhỡ và trẻ khuyết tật khác. Đây chính là sự quan tâm
    của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung, của người làm công tác giáo dục
    trẻ khuyết tật nói riêng và đối với nỗi đau, nỗi bất hạnh của bản thân trẻ khuyết tật
    và những người thân trong gia đình các em.
    Trên cở sở đúc kết những kinh nghiệm mà Việt Nam đã có trong quá trình
    chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật nói chung, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, với
    nhiều năm làm công tác quản lý về chuyên môn ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, tôi
    chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy
    trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Nhằm đề xuất một số biện pháp thiết
    thực trong công tác quản lý hoạt động dạy học trẻ khuyết tật, với hy vọng góp một
    phần công sức vào việc nâng cao chất lượng công tác dạy học ở các trường nuôi dạy
    trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở một số trường dạy
    trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm
    nâng cao chất lượng dạy học tại các trường này.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    4. Giả thuyết khoa học

    Hiện nay, công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết
    tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, một mặt gặp nhiều khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ
    và những kinh nghiệm trong phương pháp dạy học cho trẻ khuyết tật, mặt khác,
    công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật chưa được
    quan tâm đúng mức. Vì vậy, khảo sát được thực trạng công tác quản lý hoạt động
    dạy học, sẽ có cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất
    lượng dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
    5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ
    khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng
    dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

    Đề tài nghiên cứu nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học cho trẻ
    khiếm thính và trẻ chậm phát triển trí tuệ tại 4 trường chuyên biệt tỉnh Bà Rịa –
    Vũng Tàu: Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật thị xã Bà Rịa, trường khiếm thị Hữu
    Nghị huyện Tân Thành, trường tư thục dạy trẻ khuyết tật trí tuệ Mai Linh huyện
    Châu Đức, trường Nữ Thánh tâm chúa Giê Su huyện Tân Thành.

    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

    - Quan điểm hệ thống - cấu trúc: Thể hiện trong việc xác định nội hàm của
    công tác quản lý hoạt động dạy học trẻ khuyết tật.
    - Quan điểm lịch sử: Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của 4
    trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm
    gần đây (năm học 2006 – 2007 và năm học 2007 – 2008). - Quan điểm thực tiễn: Một số biện pháp đề ra có tính khả thi và phù hợp với
    điều kiện dạy học thực tế tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu

    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm xác định cơ sở lý luận
    của đề tài nghiên cứu.
    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với HT, PHT và một số giáo
    viên để làm rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học trẻ khuyết tật.
    - Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động
    quản lý của HT, PHT và hoạt động dạy học của giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
    - Phương pháp điều tra: Thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến HT, PHT, và
    giáo viên tại các trường dạy trẻ khuyết tật.
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
    7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
    Xử lý kết quả điều tra khảo sát
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...