Thạc Sĩ Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Tân Thành, tỉnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và giải pháp​
    Information
    MS: LVQLGD018
    SỐ TRANG: 157
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2008




    Information


    MỞ ĐẦU

    1- Lý do chọn đề tài

    Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) giữ vai trò đặc biệt cần thiết đối với sự phát
    triển của mỗi con người và của cả xã hội. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Văn kiện hội
    nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tiếp tục khẳng định: “Thực sự
    coi giáo dục (GD) là quốc sách hàng đầu”. GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng,
    của Nhà nước và của toàn dân, và chỉ ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên, coi
    đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng GD và được xã hội tôn vinh.
    Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL) là động lực của sự phát triển
    nhà trường, của quá trình GD. Luật GD 2005 đã dành 2 điều 15, 16 để nói về vai trò
    của nhà giáo và CBQL giáo dục. Lao động của nhà giáo, của đội ngũ CBQL giáo
    dục là lao động sư phạm đòi hỏi có sự sáng tạo và phải có năng lực cao, phẩm chất
    nghề nghiệp trong sáng lành mạnh để GD con người.
    Nước ta đang có những sự thay đổi nhanh chóng về mọi mặt, trước sự biến
    động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển kinh tế - xã hội thì GD cũng bị tác
    động rất lớn. Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL
    giáo dục giai đoạn 2005-5010” của Chính phủ, xác định mục tiêu tổng quát là xây
    dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất
    lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đồng thời chỉ ra nhiệm vụ tiếp
    tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và
    CBQL giáo dục, khuyến khích đội ngũ nhà giáo nâng cao trình độ chuyên môn
    nghiệp vụ, đổi mới công tác quản lý (QL) nhà giáo. Những bất cập về QL đội ngũ
    giáo viên trong nền kinh tế thị truờng, những vấn đề mới về lý luận QL đội ngũ giáo
    viên khi Việt Nam đã gia nhập WTO và khi Đảng ta cho phép nước ngoài đầu tư
    vào GD, đòi hỏi phải bổ sung về lý luận QL đội ngũ giáo viên và đòi hỏi phải cụ thể
    hoá lý luận này trong từng trường học, bậc học, cấp học.
    Mọi thành tựu, mọi yếu kém trong một trường học xét cho cùng đều có
    nguyên nhân của sự QL của Hiệu trưởng (HT) trường đó. Trong công tác QL của

    HT thì QL đội ngũ giáo viên là mặt QL quan trọng nhất vì hoạt động giảng dạy, GD
    học sinh (HS) của giáo viên (GV) và hoạt động học tập, rèn luyện của HS là hai
    hoạt động trung tâm trong một trường học. Tình hình chất lượng GD yếu kém đang
    là vấn đề bức xúc của xã hội và của ngành GD nước ta. Vì thế vấn đề QL đội ngũ
    giáo viên là vấn đề cấp thiết.
    Ở cấp trung học phổ thông (THPT) từ năm học 2006-2007 tiến hành phân
    ban theo diện rộng. Trước yêu cầu về thay sách giáo khoa, thay đổi nội dung
    chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, đòi hỏi người thầy giáo phải có đủ
    phẩm chất, năng lực thích ứng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện
    nay. HT trường THPT cần phải có các giải pháp để tăng cường công tác QL đội ngũ
    giáo viên phù hợp với yêu cầu phát triển GD trong giai đoạn mới.
    Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) có
    3 trường THPT: trường THPT Phú Mỹ (trường PM), trường THPT Hắc Dịch
    (trường HD), trường THPT Trần Hưng Đạo (trường THĐ). Đây là huyện có 5 khu
    công nghiệp đang hoạt động, đội ngũ lao động từ nhiều nơi khác về gia tăng, vì vậy
    số lượng học sinh THPT tăng nhanh kéo theo đội ngũ giáo viên thiếu, các trường
    THPT tuyển nhiều GV từ nhiều nguồn, chất lượng GV không đồng đều. Mặt khác
    trong những năm qua, mặc dù công tác QL đội ngũ giáo viên của các HT đã có
    nhiều cố gắng song nhìn từ góc độ khoa học quản lý giáo dục (QLGD) thì vẫn còn
    thiếu đồng bộ, cần phải có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để QL,
    nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
    Qua quá trình thực tiễn làm công tác QL tại một trường THPT ở huyện Tân
    Thành, tỉnh BR-VT, và quá trình học tập nghiên cứu về khoa học QLGD tại trường
    Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, bản thân tôi xét thấy mình có đủ điều
    kiện để nghiên cứu được vấn đề này.
    Với các lý do trên tôi chọn vấn đề: “Thực trạng công tác quản lý đội ngũ
    giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng
    Tàu và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu, với hy vọng góp thêm một phần kết quả
    nghiên cứu để ứng dụng vào việc QL đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đội

    ngũ giáo viên ở các trường THPT trong huyện.

    2- Mục đích nghiên cứu


    Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên THPT ở
    các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT, trên cơ sở đó đề xuất các giải
    pháp nhằm thực hiện tốt công tác QL và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở
    các trường THPT trong huyện.

    3- Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Hệ thống hóa làm rõ cơ sở lý luận về người giáo viên THPT, về đội ngũ
    giáo viên THPT và việc QL đội ngũ giáo viên THPT.
    - Nghiên cứu thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên ở các trường THPT
    huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT và tìm ra nguyên nhân của nó.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác QL và nâng cao chất
    lượng đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT.

    4- Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    4.1- Khách thể nghiên cứu
    - Các trường THPT ở huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT.
    - HT, Phó hiệu trưởng (PHT), Tổ trưởng chuyên môn (TTCM), GV các
    trường THPT nói trên.

    4.2- Đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân
    Thành, tỉnh BR-VT.

    5- Giả thuyết nghiên cứu

    Trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân
    Thành, tỉnh BR-VT bên cạnh việc QL tương đối tốt ở một số mặt như sử dụng GV,
    đánh giá GV, bồi dưỡng (BD) đội ngũ giáo viên, còn có những hạn chế trong tuyển
    dụng GV, kiểm tra hoạt động sư phạm của GV. Vì thế chất lượng công tác QL đội
    ngũ giáo viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT chỉ ở mức trung
    bình khá. Nguyên nhân có thể là do các HT chưa thực hiện chặt chẽ và đồng bộ các
    chức năng QL.

    Đánh giá đúng thực trạng QL đội ngũ giáo viên và biết được nguyên nhân
    của nó thì có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt hơn công tác
    QL đội ngũ giáo viên và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên.

    6- Giới hạn nghiên cứu

    6.1- Giới hạn về thời gian: Đề tài này được nghiên cứu trong vòng 12
    tháng, kể từ khi được duyệt đề tài cho đến khi hoàn thành đề tài.

    6.2- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 3 trường THPT trên địa
    bàn huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT.

    6.3- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: QL đội ngũ giáo viên là vấn đề
    khó khăn và phức tạp gắn với nhiều vấn đề như xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo
    viên; tuyển dụng GV; sử dụng GV; ĐT, BD đội ngũ giáo viên; khen thưởng, kỷ
    luật, thực hiện chế độ tiền lương và tạo điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên.
    Trong đề tài này tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác QL đội ngũ giáo
    viên ở các trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT với các vấn đề: Quy hoạch,
    tuyển dụng GV; sử dụng GV; kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; đánh giá
    GV; BD đội ngũ giáo viên.
    Đề tài chỉ nghiên cứu QL của HT đối với đội ngũ giáo viên, không nghiên
    cứu hoạt động dạy học của GV, chất lượng của đội ngũ giáo viên được xem như là
    hệ quả của hoạt động QL đội ngũ giáo viên.

    7- Phương pháp nghiên cứu [26], [44]

    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

    7.1- Các phương pháp nghiên cứu tài liệu

    - Phương pháp phân tích và tổng hợp.
    - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.

    7.2- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên cơ sở
    lý luận, mục đích nghiên cứu gồm một số lựa chọn câu hỏi dành cho CBQL và GV
    các trường THPT. Đây là phương pháp chủ đạo trong đề tài nghiên cứu.
    - Phương pháp tọa đàm: Xin số liệu, thu thập thông tin qua việc nói chuyện

    trực tiếp với CBQL Sở GD&ĐT, CBQL và GV các trường THPT.
    - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua các bảng thống kê để tìm
    hiểu tình hình phát triển GD, tình hình đội ngũ CBQL, đội ngũ giáo viên và thực
    trạng công tác QL đội ngũ giáo viên.
    - Phương pháp quan sát: Người nghiên cứu dùng phương pháp quan sát để
    tìm hiểu môi trường, điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên.

    7.3- Phương pháp bổ trợ

    Người nghiên cứu sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nhằm định lượng
    kết quả nghiên cứu, tập trung vào các phép tính tần số, tần suất (Frequencise), số
    trung bình (mean), phương sai (varition ) và độ lệch chuẩn (standard deviation).

    8- Đóng góp mới của đề tài

    - Đề tài hệ thống hóa được lý luận về người giáo viên THPT; về đội ngũ
    giáo viên THPT và về QL đội ngũ giáo viên nói chung, QL đội ngũ giáo viên THPT
    nói riêng.
    - Đề tài cũng làm rõ được thực trạng công tác QL đội ngũ giáo viên ở các
    trường THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT và nêu được nguyên nhân của thực
    trạng.
    - Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những
    hạn chế trong công tác QL và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường
    THPT huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT. Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu có ích
    cho CBQL các trường THPT trong huyện tham khảo, vận dụng trong việc QL đội
    ngũ giáo viên của trường mình. Đồng thời, các giải pháp và kiến nghị được đưa ra
    là khách quan và thiết thực có giá trị để Ủy ban Nhân dân huyện Tân Thành, tỉnh
    BR-VT; Sở GD&ĐT tỉnh BR-VT; Ủy ban Nhân dân tỉnh BR-VT làm cơ sở hoạch
    định một số chủ trương, chính sách trong việc QL các trường THPT trên địa bàn
    huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...