Thạc Sĩ Thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của học sinh Trung Học Phổ Thôn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của học sinh Trung Học Phổ Thông huyện Thốt Nốt , Cần Thơ​
    Information

    MS: LVQLGD040
    SỐ TRANG: 100
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: DDHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Nhân loại đang bước từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công
    nghiệp, còn gọi là xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Cuộc
    cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão dẫn đến lượng thông
    tin khoa học tăng nhanh, tăng nhiều gấp bội. Khối lượng kiến thức cũng tăng
    theo qui luật số mũ nhưng thời gian học không được tăng thêm.
    Việt Nam mới bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước - Nghĩa là phải thực hiện hai cuộc cách mạng cùng một lúc để tiến đến
    văn minh công nghiệp rồi tiến thẳng luôn đến nền văn minh trí tuệ. Nhưng
    phải bắt đầu từ đâu?
    Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII chỉ rõ: Đổi mới mạnh mẽ phương
    pháp GD - ĐT khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư
    duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
    hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
    nghiên cứu cho học sinh .[18]
    Chiến lược phát triển giáo dục 2001 đến 2010 cũng đã đề cập đến vấn
    đề đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt
    tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư
    duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học,
    tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp;
    phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự
    chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong
    nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội. [6]
    Distecvec nói: Người thầy dở là người chỉ đem đến kiến thức cho học
    trò, người thầy giỏi là người biết đem đến cho học trò cách tự tìm ra kiến

    thức. [11] Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã giải thích tự học của học sinh
    rất dí dỏm bằng năm mọi: Học mọi lúc, học mọi nơi, học mọi người, học bằng
    mọi cách, học qua mọi nội dung và sau này Ông thêm một mọi nữa là học
    trong mọi hoàn cảnh. [29]
    Nhưng thực tế, ở các trường THPT luôn đặt nặng việc dạy cho học
    sinh kiến thức, dạy đủ chương trình, dạy trúng trọng tâm mà chưa quan tâm
    đúng mức đến việc kích thích tính tò mò khoa học, phát huy tính tích cực, độc
    lập của HS. Nói một cách khác, nhà trường chú trọng việc dạy kiến thức hơn
    là dạy phương pháp học, tự học để HS tự học có kết quả.
    Hiệu trưởng các trường THPT cũng chưa nắm vững hoạt động tự học
    của HS và chưa có biện pháp quản lý để nâng cao kết quả của hoạt động tự
    học của HS trường mình.
    Hoạt động tự học của HS như thế nào? Thực trạng công tác quản lí của
    Hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của HS ra sao? Đứng trước những câu
    hỏi đó chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lí của Hiệu
    trưởng đối với hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông huyện
    Thốt Nốt, Cần Thơ” để nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở khảo sát thực trạng tự học của HS và công tác quản lí của
    Hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của HS, đề xuất các biện pháp quản lý
    hoạt động tự học của học sinh THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

    3. Khách thể nghiên cứu

    3.1. Khách thể: Quản lí hoạt động dạy học ở trường THPT.
    3.2. Đối tượng: Công tác quản lí hoạt động tự học của Hiệu trưởng ở
    trường trung học phổ thông.

    4. Giả thuyết khoa học

    Hiện nay, học sinh THPT chưa có động cơ học tập đúng đắn, tính tích
    cực học tập chưa cao nên khả năng tự học chưa được hình thành đúng yêu
    cầu. Nguyên nhân của thực trạng này có thể từ nhiều phía, nhưng chủ yếu là
    do Hiệu trưởng chưa có các biện pháp quản lý hoạt động tự học của HS một
    cách hiệu quả. Nếu Hiệu trưởng các trường THPT có các biện pháp quản lí
    toàn diện, sâu sắc hoạt động dạy học sẽ phát triển khả năng tự học của HS.

    5. Nhiệm vụ

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
    5.2. Khảo sát thực trạng tự học của học sinh THPT và công tác quản lí
    của Hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của học sinh THPT
    5.3. Đề xuất biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm phát triển khả
    năng tự học của học sinh THPT

    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    6.1. Cơ sở phương pháp luận

    - Quan điểm hệ thống cấu trúc
    - Quan điểm thực tiễn

    6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

    - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
    thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu, trò chuyện
    phỏng vấn, quan sát thực tiễn, nghiên cứu sản phẩm và ý kiến chuyên gia.

    6.3. Phương pháp toán thống kê để xử lí số liệu

    7. Giới hạn đề tài

    Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng tự học và các biện pháp tác
    động của Hiệu trưởng đến Tổ bộ môn, Tổ chủ nhiệm, Đoàn thanh niên đối với
    hoạt động tự học của học sinh khối lớp 10 ở ba trường trung học phổ thông
    huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...