Thạc Sĩ Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung Học Phổ Thông tỉnh Cà Mau

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung Học Phổ Thông tỉnh Cà Mau

    Information

    MS: LVQLGD043
    SỐ TRANG: 112
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong quá trình thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước, vấn đề xây dựng và phát triển
    nguồn nhân lực đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH là một đòi hỏi khách quan, vừa mang
    tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần
    thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
    thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
    người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.[15]
    Trong công tác phát triển GD&ĐT “đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng, góp phần to
    lớn tạo nên diện mạo và chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia”.[19] Phát triển đội ngũ GV nói
    chung, GVTHPT nói riêng là một trong các giải pháp nhằm tạo ra bước đột phá của giáo dục
    nước ta hiện nay. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, bậc THPT là nền tảng quyết định chất
    lượng nguồn nhân lực, vì học sinh hoặc sẽ kết thúc giai đoạn học đường để tham gia trực tiếp
    vào hoạt động KT-XH, sẽ chọn lựa ngành nghề hoặc sẽ tiếp tục được đào tạo lên trình độ cao
    hơn. Do đó, để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực tương lai này, vấn đề phát triển và nâng cao
    chất lượng đội ngũ GVTHPT là một đòi hỏi thường xuyên và cấp thiết, nhất là trong giai đoạn
    thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện
    nay.
    Những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau đã tập trung chỉ đạo công tác phát triển đội
    ngũ, góp phần bổ sung số lượng, nâng dần chất lượng giảng dạy cho GV các cấp, trong đó có
    GVTHPT. Tuy nhiên, quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị cho GVTHPT tỉnh Cà Mau
    về kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và bản lĩnh nghề nghiệp cũng còn những hạn chế,
    bất cập. Mặt khác, tỉnh Cà Mau có những đặc thù về điều kiện địa lý, là vùng đất nhiều sông
    rạch, phương tiện giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác trên địa bàn rộng việc mở
    rộng mạng lưới trường lớp cũng như thu hút, bố trí đội ngũ GV ở các huyện vùng sâu, vùng xa
    chưa theo kịp yêu cầu. Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau đang trong quá trình xây dựng và phát triển,
    nhu cầu về đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực để phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương
    là vấn đề bức xúc. Vì thế, việc tìm hiểu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển đội
    ngũ GVTHPT trong tỉnh, đảm bảo đồng bộ về số lượng, cơ cấu và chất lượng là điều cần thiết.
    Đây là lý do để tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo
    viên trung học phổ thông tỉnh Cà Mau”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đó
    đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ GV và công tác phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà
    Mau.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ GVTHPT Tỉnh Cà Mau.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác phát triển đội ngũ GV.
    4.2. Nghiên cứu thực trạng đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau hiện nay.
    4.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau.

    5. Giả thuyết nghiên cứu

    Thực trạng công tác phát triển đội ngũ được quan tâm nhưng chưa thực sự đồng bộ và
    hiệu quả, đặc biệt là về mặt cơ cấu đồng bộ chất lượng cao? Nếu có các biện pháp phát triển đội
    ngũ GVTHPT phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của tỉnh như dự báo nhu cầu đội ngũ
    GV, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp, thực hiện cơ chế chính sách, thu hút GV từ
    nhiều nguồn thì có thể phát triển đồng bộ đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau trong những năm
    sắp tới.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài chỉ nghiên cứu việc phát triển đội ngũ GV đáp ứng chuẩn GVTHPT và nêu dự báo
    tương đối về việc phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau so với những biến động chung của
    tỉnh.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Nghiên cứu các văn bản về đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước
    về phát triển giáo dục.
    - Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, sách báo, tạp chí, các công trình
    nghiên cứu liên quan đến đề tài.

    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát

    Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến phục vụ mục đích nghiên cứu: gồm phiếu dành cho
    CBQL giáo dục và phiếu dành cho GV các trường THPT. Phiếu dành cho CBQL giáo dục có
    10 câu hỏi tập trung khảo sát ý kiến nhận xét, đánh giá, tự đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến công tác phát triển đội ngũ GV. Phần tự đánh giá nhận xét
    có 4 câu hỏi gồm các nội dung: về vai trò; về sự quan tâm; thời gian đầu tư cho công tác phát
    triển đội ngũ và về năng lực thực hiện nhiệm vụ CBQL nhà trường (mỗi nội dung có 3 hoặc 5
    mức độ lựa chọn trả lời). Phần đánh giá về đội ngũ GV và các hoạt động nhằm phát triển đội
    ngũ có 6 câu hỏi gồm các nội dung: về năng lực GV; về thực hiện các biện pháp phát triển đội
    ngũ; về hiệu quả các hình thức bồi dưỡng đội ngũ (có 5 mức lưạ chọn); về vận dụng các biện
    pháp phát triển đội ngũ (3 mức độ); các câu hỏi gợi ý về những hoat động cần tiến hành để phát
    triển đội ngũ và những thao tác cụ thể để xây dựng kế hoạch phát triển (lựa chọn có hoặc
    không).
    Phiếu dành cho GVTHPT có 10 câu hỏi. Ngoài câu hỏi tìm hiểu về thông tin cá nhân
    (giới tính, trình độ đào tạo, độ tuổi, công tác kiêm nhiệm ) có 4 câu hỏi tập trung khảo sát ý
    kiến tự đánh giá về khả năng giảng dạy; khả năng thực hiện các nhiệm vụ GV; tự đánh giá về
    những vấn đề cơ bản liên quan đến năng lực; phẩm chất bản thân (5 mức độ lưạ chọn). Phần
    còn lại là 5 câu hỏi khảo sát về hiệu quả các hình thức bồi dưỡng GV; mức độ cần thiết của các
    biện pháp phát triển đội ngũ; đánh giá chung về hiệu quả phát triển đội ngũ GV của trường (5
    mức độ lựa chọn) và đánh giá mức độ áp dụng những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở
    nơi công tác (3 mức độ).

    7.3. Phương pháp chuyên gia

    Tham khảo ý kiến các CBQL, các GV nhiều kinh nghiệm, cán bộ tổ chức, thanh tra giáo
    dục, cán bộ chỉ đạo chuyên môn, cán bộ phụ trách về công tác đào tạo bồi dưỡng GV của Sở
    GD&ĐT.

    7.4. Phương pháp dự báo

    Sử dụng các phương pháp dự báo trong nghiên cứu nguồn nhân lực giáo dục, bao gồm:
    - Phương pháp sơ đồ luồng.
    - Phương pháp dự báo theo định mức.
    - Phương pháp dự báo theo định hướng phát triển giáo dục của tỉnh
    - Phương pháp ngoại suy theo hàm xu thế

    7.5. Phương pháp thống kê toán học

    Xử lý số liệu điều tra, định lượng, so sánh, phân tích kết quả khảo sát từng nội dung
    nghiên cứu làm căn cứ đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giáo
    dục.

    8. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm các phần:

    - Mở đầu: Trình bày một số vấn đề chung của việc nghiên cứu đề tài
    - Nội dung chính: gồm 3 chương
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ GVTHPT.
    Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau.
    Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHPT tỉnh Cà Mau.
    - Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...