Luận Văn Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần Vận tải Thuỷ Bộ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần Vận tải Thuỷ Bộ


    Chương I: Các vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu
    Chương II: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần Vận tải Thuỷ Bộ.
    Chương III: Nhận xét và công tác kiến nghị về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần vận tải Thuỷ Bộ.

    I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU
    - NVL là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá bao gồm: nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế (nó là tài sản dự trữ, là đối tượng lao động của sản xuất kinh doanh).
    - Đặc điểm của NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và toàn bộ giá trị NVL được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    + Toàn bộ giá trị NVL chuyển vào giá trị sản phẩm mới hình thành nên chi phí NVL được tính vào giá thành sản phẩm.
    + Chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn 60 - 90% trong giá thành sản phẩm một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh.
    II. PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NVL
    1. Phân loại
    NVL rất đa dạng, phong phú và có nhiều chủng loại do đó có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng nếu căn cứ vào vai trò và tác dụng của NVL thì được phân thành:
    - Nguyên vật liệu (152)
    - Nguyên vật liệu phụ (1522)
    - Nhiên liệu (1523)
    - Phụ tùng thay thế (1524)
    - Thiết bị xây dựng cơ bản (1525)
    - Vật liệu khác
    2. Phương pháp đánh giá và cách đánh giá NVL
    2.1. Nguyên tắc đánh giá NVL
    NVL hiện có ở các doanh nghiệp được phản ánh trong sổ sách kế toán theo giá thực tế. Giá thực tế NVL trong từng trường hợp có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nguồn và giai đoạn nhập xuất NVL , vì vậy khi hạch toán phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong cách tính giá NVL.
    2.2. Cách đánh giá NVL nhập kho
    NVL nhập kho có thể là do nhiều nguồn khác n hau như tự sản xuất thuê ngoài gia công chế biến, được biếu tặng hoặc do nhập vốn góp liên doanh, kiểm kê phát hiện thừa nhưng nguồn phổ biến nhất là do mua ngoài.
    Với NVL mua ngoài dùng cho hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo giá NVL được tính là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán cộng với chi phí thu mua khác và thuế nhập khẩu (nếu có) trừ đi các khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại được hưởng.
    Với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT.
    2.3. Cách đánh giá NVL xuất kho
    Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán mà lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp cho doanh nghiệp mình ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
    Phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập sau, xuất trước phương pháp đơn giá bình quân có ba cách tính: giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, giá đơn vị bình quân cuối kỳ, giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập; phương pháp đích danh và phương pháp hạch toán.
    3. Nhiệm vụ
    Để thực hiện tốt công tác quản lý NVL kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
    Ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình luân chuyển NVL cả về giá trị và hiện vật, tính toán đúng đắn giá vốn của NVL nhập - xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ yêu cầu quản lý cho doanh nghiệp.
    III. THỦ TỤC QUẢN LÝ NHẬP - XUẤT KHO NVL VÀ CÁC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN LIÊN QUAN
    1. Thủ tục nhập - xuất kho
    - Thủ tục nhập kho: khi có giấy báo nhận hàng về đến nơi phải lập ban kiểm nghiệm (về số lượng, quy cách, chất lượng ) Ban kiểm nghiệm lập biên bản kiểm nghiệm, bộ phận cung ứng lập phiếu nhập kho dựa trên hoá đơn mua hàng, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi chuyển cho thủ kho. Thủ kho kiểm tra và nhận hàng rồi ghi thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán làm thủ tục ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp nhập NVL. Trường hợp hàng thừa, thiếu thủ kho phải báo cho bộ phận cung ứng và người giao lập biên bản chờ xử lý.
    2. Các chứng từ cần thiết
    - Phiếu nhập kho (mẫu số 01 - VT)
    - Phiếu nhập kho (mẫu số 02 - VT)
    - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 PXK - 3LL)
    - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu số 08 - VT)
    - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu số 05 - VT)
    - Thẻ kho (mẫu số 06 - VT)
    - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07 - VT)
    - Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 04 - HDL - 3LL)
    IV. KẾ TOÁN CHI TIẾT VÀ TỔNG HỢP NVL
    1. Kế toán chi tiết NVL
    Để kế toán chi tiết vật liệu hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp đang áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau:
    - Phương pháp thẻ song song;
    - Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
    - Phương pháp sổ số dư
    Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau tuỳ theo từng đặc điểm mỗi doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp nào cho phù hợp.
     
Đang tải...