Luận Văn Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty ctgt 124

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    79 trang

    CHƯƠNG 1


    NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC

    DOANH NGHIỆP XÂY LẮP


    I.SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

    1.1.Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản.

    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân, tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế cho đất nước.

    Theo thống kê hàng năm cho thấy ngành XDCB tạo ra một khối lượng sản phẩm chiếm khoảng 30% tổng số sản phẩm quốc dân và tương đương với khối lượng sản phẩm đó, ngành xây dựng cơ bản cũng xấp xỉ 30% tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế. Chính vì vậy, ngành xây dựng cơ bản giữ một vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện đất nước ta đang CNH-HĐH đất nước.

    1.2.Đặc điểm của sản phẩm xây lắp.

    Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc và thời gian thi công kéo dài, quá trình thi công chia làm nhiều giai đoạn. Vì vậy, yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và giải pháp thi công phải phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể. Đồng thời phải xây dựng được dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) riêng cho mỗi công trình. Trong quá trình thi công phải so sánh, phân tích với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán(giá thanh toán với bên chủ đấu tư) hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá thoả thuận này cũng phải được xác định trên dự toán công trình).

    Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, nơi sản xuất đồng thời là nơi sử dụng sản phẩm và địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Nên các điều kiện sản xuất: Lao động, máy móc thiết bị luôn phải di chuyển theo công trình sẽ làm ảnh hưởng đến công tác tổ sản xuất và công tác hạch toán tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn sẽ trở nên phức tạp hơn đặc biệt là máy thi công, vật tư luân chuyển tham gia vào nhiều công trình trong một kỳ hạch toán.

    Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài nên mọi sai sót trong quá trình thi công thường khó sửa chữa, phải phá đi làm lại. Do đó trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng công trình.

    Hoạt động xây lắp diễn ra ngoài trời chịu tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính thời vụ. Vì vậy quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

    Sản phẩm xây lắp không nhập kho sau quá trình sản xuất mà tiêu thụ ngay tại nơi sản xuất theo giá dự toán hoặc giá đã được thoả thuận với chủ đầu tư từ trước hợp đồng. Vì vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ.

    Những đặc điểm này phần nào chi phối đến công tác hạch toán trong các doanh nghiệp xây lắp, ảnh hưởng đến phương pháp, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tạo ra sự khác biệt giữa hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp so với các ngành sản xuất khác.

    1.3.Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.

    Trong nền kinh tế hiện nay các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp xây lắp nói riêng luôn phải cạnh tranh quyết liệt nhằm đảm bảo việc hạch toán kinh tế có lãi, đảm bảo thu nhập cho người lao động và nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Trước sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải kinh doanh có hiệu quả, nghĩa là thu nhập phải bù đắp chi phí để có lãi. Các doanh nhiệp xây lắp cũng không phải là một ngoại lệ. Để trúng thầu một công trình nào đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra một giá dự thầu hợp lý có khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng tham gia đấu thầu. Giá dự thầu của doanh nghiệp dựa trên biện pháp thi công hợp lý trong XDCB trên cơ sở các định mức đơn giá xây dựng theo quy định của Nhà nước, phù hợp với giá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp.

    Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp trước hết giúp cho Nhà nước quản lý và sử dụng chặt chẽ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của mình. Cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời các thông tin về hoạt động SXKD của doanh nghiệp cho nhà quản lý, các tài liệu kế toán là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Qua đó nhà quản lý kinh tế đưa ra các quyết định phù hợp nhằm tăng cường hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp.

    1.4.Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.

    Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế cơ bản và quan trọng mà dựa vào đó có thể đưa ra các quyết định chính xác về hoạt động SXKD. Nên nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là:

    - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp.

    - Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.

    - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư, công nhân, sử dụng máy móc, thiết bị thi công, các dự toán về chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, dự toán về các khoản thiệt hại, mất mát hư hỏng trong sản xuất để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

    - Tính toán kịp thời, chính xác giá thành sản phẩm xây lắp, các sản phẩm và lao vụ hoàn thành khác của doanh nghiệp.

    - Kiểm tra thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, HMCT, đưa ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý có hiệu quả.

    - Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công trình xây lắp hoàn thành, định kỳ tiến hành bàn giao, kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo quy định.

    - Đánh giá kết quả hoạt động SXKD một cách đúng đắn ở từng công trình, HMCT, tổ đội thi công . trong từng thời kỳ nhất định. Kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

    II. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.

    2.1. bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

    2.1.Bản chất chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

    Để tiến hành hoạt động SXKD hay thực hiện các công việc tham quan, khảo sát nào đó, các doanh nghiệp nói chung thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí như sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ hoạt động nhằm tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu kinh tế phục vụ theo yêu cầu quản lý thì mọi chi phí này được thể hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá.

    Đối với chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cũng được biểu hiện như trên, nhưng giá trị của sản phẩm xây lắp thể hiện rõ hơn theo công thức sau:

    Gxl = C + V + m

    Trong đó:

    - Gxl là giá trị sản phẩm xây lắp

    - C là toàn bộ giá trị tư liệu xuất tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp cụ thể như khấu hao TSCĐ, chi phí NVL .

    - V là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia quá trình xây dựng.

    - m là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình xây lắp.

    2.1.2. Giá thành sản phẩm xây lắp.

    Đối với bất cứ một doanh nghiệp SXKD nào, muốn tạo ra một sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí nhất định. Trong doanh nghiệp xây lắp, để có một sản phẩm xây lắp hoàn thành, doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn trong quá trình thi công công trình.

    Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho từng công trình, HMCT, hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước hoàn thành nghiệm thu, bàn giao được chấp nhận thanh toán.

    Trong doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm mang tính chất cá biệt. Tính cá biệt này thể hiện trước hết là mỗi công trình, HMCT sau khi hoàn thành đều có một giá riêng. Mặt khác sản phẩm xây lắp được xác định giá bán trước khi sản phẩm hoàn thành bởi do đặc tính ngành xây dựng là để thi công một công trình doanh nghiệp cần phải tham gia đấu thầu và phải đưa ra một giá nhận thầu phù hợp . Do đó giá thành thực tế của một công trình hoàn thành quyết định đến lỗ lãi của doanh nghiệp.

    Trong SXKD chỉ tiêu giá thành đặc trưng hạn mức chi phí cho thi công công trình. Nếu như khối lượng sản phấm xây lắp biểu thị kết quả về mặt lượng của sản xuất xây lắp thì giá thành sản phẩm xây lắp biểu thị chất lượng quá trình sử dụng nguồn vật tư, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất thi công.

    Thực tế hiện nay, để đa dạng hoá hoạt động SXKD, được sự cho phép của Nhà nước, một số doanh nghiệp đã chủ động xây dựng các công trình dân dụng như: Nhà ở, văn phòng, cửa hàng sau đó bán lại cho các đối tượng có nhu cầu xử dụng với giá cả phù hợp thì giá thành sản phẩm xây lắp cũng là một yếu tố quan trọng để xác định giá bán.

    2.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

    Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của một quá trình. Như vậy xét về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện thi công xây lắp hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ biểu thị bằng tiền.

    Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác biệt ở một số phương diện sau:

    Chi phí sản xuất là chi phí chi ra trong một khoảng thời gian nhất định vừa liên quan đến khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành, vừa liên quan đến khối lượng sản phẩm xây lắp chưa hoàn thành.

    Còn giá thành sản phẩm là chi phí chi ra tính cho khối lượng sản phẩm xây lắp đã hoàn thành bao gồm cả chi phí sản xuất của kỳ này và chi phí sản xuất của kỳ trước nằm trong giá trị sản phẩm xây lắp làm dở đầu kỳ.

    Sự khác nhau này được biểu hiện thông qua công thức:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...