Luận Văn Thực trạng công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hà nội

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
    NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


    2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội
    Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội có trụ sở tại 4B - Lê Thánh Tông - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội được thành lập từ ngày 27/05/1957 theo Nghị Định 233/NĐ-TC_TCCP của Bộ Tài Chính. Hơn 45 năm, gần 1/2 Thế kỷ Ngân hàng ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với tên gọi lịch sử :
    ăChi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội 1957 – 1981.
    ăChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thành phố Hà Nội 1982 – 1989.
    ăChi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội 1990 đến nay.
    Trải qua hơn 45 năm phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng vầ bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng nền kinh tế XHCN _ Ngân hàng đã không ngừng phát triển và trưởng thành, cán bộ công nhân viên Ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã vững chí bền lòng, kiên trì thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng, đồng thời là một tổ chức luôn gắn liền với những biến đổi lớn lao và sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá qua mỗi thời kỳ lịch sử Thủ đô góp phần thêm nét đẹp Thăng Long ngàn năm văn hiến, đó là một quá trình phấn đấu liên tục giữ vững tôn chỉ, mục đích, bám sát thực tiễn, phát hiện và cổ vũ nhưng nhân tố mới, những điển hình tiêu biểu, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.
    Đất nước vào thời kỳ đổi mới đòi hỏi Ngân hàng phải chuyển biến mạnh về chất, phải thực hiện huy động vốn để hoạt động, không trông chờ vào Ngân sách, phải mở rộng diện hoạt động cả trong và ngoài nước để thực sự đi vào kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Trước tình hình đó Ngân hàng ĐT&XD Hà nội được chủ tịch HĐBT quyết định chuyển thành Ngân hàng ĐT&PT theo quyết định số 401/CT ngày 14/01/1990, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng ĐT&PT nói riêng có bước ngoặt quan trọng, nhất là từ khi có 2 pháp lệnh về Ngân hàng
    Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng ĐT&PT Hà nội chủ yếu cung ứng vốn đầu tư cho những công trình then chốt phục vụ cho việc xây dựng kinh tế Thủ đô. Theo tinh thần Nghị quyết ĐH VI và ĐH VII của Đảng, cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ đầu những năm 90 cùng với toàn ngành CN Ngân hàng ĐT&PT Hà nội vừa thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn XDCB theo kế hoạch Nhà nước vừa thí điểm thành công chuyển đổi cơ chế đầu tư, thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng: Cho vay bảo đảm giá trị theo vàng(1992), cho vay đầu tư chiều sâu bằng ngoại tệ(1993), cho vay uỷ thác tài trợ ODA(1994), chủ động tạo lập tăng thêm nguồn vốn bằng nhiều hình thức: phát hành kỳ phiếu đảm bảo theo giá trị vàng, huy động tiết kiệm xây dựng nhà ở, phát hành kỳ phiếu bằng VND &USD, huy động tiết kiệm .
    Đặc biệt từ ngày 01/01/1995 Ngân hàng ĐT&PT VN nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn ĐTXDCB sang TC ĐTPT, từ đó đã chuyển sang giai đoạn mới: kinh doanh đa năng tổng hợp thực sự đã trở thành một NHTM quốc doanh phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN như việc đa phương hoá, đa dạng hoá hình thức và biện pháp huy động vốn phục vụ đầu tư và phát triển của Ngân hàng. Vào ngày 16/12/1996 CN Ngân hàng ĐT&PT Hà nội được TGĐ NH ĐT&PT VN chấp thuận theo tiêu chuẩn DNNN hạng 1 bao gồm 17 phòng, 04 Chi nhánh trực thuộc với 12 bàn tiết kiệm, các điểm giao dịch Ngân hàng bán lẻ tại các khu vực đông dân cư, các trọng điểm kinh tế thủ đô thu hút khách hàng đến gửi tiền, quan hệ tín dụng và cung cấp dịch vụ Ngân hàng đối với từng cá nhân và các tổ chức kinh tế.




     
Đang tải...