Tiểu Luận Thực trạng công tác hộ tịch ở Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng công tác hộ tịch ở Hà Tĩnh


    LỜI MỞ ĐẦU​


    Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hoá gia đình.

    Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, việc hộ tịch đã được nhà nước ta tổ chức lại theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội Vụ và Bộ Tư pháp. Tiêu biểu nhất là điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 764 của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 08/5/1956 và hiện nay là văn bản điều chỉnh về đăng ký hộ tịch là Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.

    Theo Điều 1 Nghị định 158/2005/N§-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, hộ tịch là sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra cho đến khi chết. Do đó sự kiện hộ tịch có thể bao gồm: sinh, tử. kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi .

    Sau hơn 7 năm tổ chức thi hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, những cố gắng của toàn bộ hệ thống tổ chức quản lý và đăng ký hộ tịch từ Trung ương đến địa phương đã tạo bước chuyển biến tích cực của công tác quản lý hộ tịch. Hoạt động quản lý hộ tịch ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng một xã hội phát triển và được Chính phủ xác định là một trong những lĩnh vực trọng tâm của việc xây dựng một nền hành chính phục vụ. Với việc ban hành Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Chính phủ đã khẳng định ra quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo đăng ký và quản lý “kịp thời, đầy đủ, chính xác” mọi sự kiện phát sinh trong đời sống.

    Với tinh thần đó, trong thời gian qua Sở Tư pháp phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, nhưng là một tỉnh có nhiều huyện miền núi nên công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật thực hiện cải cách hành chính còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí thấp nên sự hiểu biết về vai trò quan trọng của việc đăng ký hộ tịch còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp xã còn hạn hẹp, nên trình độ nghiệp vụ chuyên môn một số lĩnh vực chưa đạt yêu cầu. Nhưng với quyết tâm thực hiện cải cách theo tinh thần của Quyết định Số 178/2003/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 Năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thường xuyên tuyên truyền chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Sở Tư pháp Hà Tĩnh kết hợp chặt chẽ với các phòng Tư pháp huyện đề ra những phương hướng hoạt động cụ thể đến Tư pháp cấp xã như: Tổ chức tập huấn chuyên sâu, tập trung hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai thực hiện Nghị định 158 nên đã khắc phục được những bất cập trong công tác Tư pháp như nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ hộ tịch cấp huyện, cấp xã; tổ chức kiểm tra thường xuyên giúp tháo gỡ kịp thời các vướng mắc và chấn chỉnh các sai sót trong đăng ký, quản lý hộ tịch, hoạt động nghiệp vụ đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của nhân dân đặc biệt kể đến công tác hộ tịch liên quan đến yếu tố nước ngoài. Sau đây là những chi tiết về thực trạng công tác hộ tịch ở Hà Tĩnh trong thời gian qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...