Luận Văn Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông An Lương Đông - T

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp


    Trình độ: Đại học
    "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
    Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"
    Lời dạy bất hủ ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhiều trường, nhiều cơ sở giáo dục đặt ở một vị trí trang trọng trong nhà trường để luôn luôn nhắc nhở mọi người về vai trò to lớn của sự nghiệp trồng người. Người cũng đã chỉ dạy rất rõ trong sự nghiệp trồng người ấy phải lấy đạo đức làm gốc: "Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng thì phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Xuất phát từ tư tưởng coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều bài nói, bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng. Đặc biệt trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên đều toát lên một sự quan tâm đặc biệt sâu sắc về giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Và trước lúc đi xa Người đã trăn trở trong việc giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau, trong di chúc Người đã chỉ rõ: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"".
    Trong công cuộc kiến thiết đất nước, một thời gian dài đối với giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân. Đối với giáo dục đào tạo cũng đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trên cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. "Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường. Quy mô đào tạo mở rộng . Trình độ dân trí được nâng lên" (Trích văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X) Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, bối cảnh xã hội. Kinh tế thị trường, giao lưu văn hoá, toàn cầu hoá, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn, công nghệ thông tin . đang có ảnh hưởng mạnh tác động đến những giá trị đạo đức của học sinh. Lối sống học sinh đang có nhiều biến đổi theo hướng thích nghi, hội nhập tích cực: chủ động, linh hoạt, có mục đích, có kế hoạch, giản dị, đồng cảm, biết thích ứng điều chỉnh phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, nhiều học sinh có xu hướng tự do, ít ràng buộc, nặng hưởng thụ, thiếu hoài bão, lý tưởng. Một bộ phận học sinh rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật như nghiện ma tuý, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, gây rối trật tự công cộng . đang có chiều hướng gia tăng song đây chưa phải là hiện tượng phổ biến. Bên cạnh đó những biểu hiện tiêu cực thiếu kỷ cương trong giáo dục đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của học sinh và quan hệ thầy trò. Trước những thực trạng này, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 2 khoá VIII đã nhấn mạnh: "Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mở nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và đất nước".
    Kết cấu đề tài:
    Chương I. Cơ sở khoa học của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông
    Chương II. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông An Lương Đông - Thừa thiên Huế
    Chương III. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Học sinh ở trường Trung học phổ thông An Lương Đông - Thừa Thiên Huế
     
Đang tải...