Luận Văn Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy và lao động của Tổng công ty thép Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy và lao động của Tổng Cty thép VN



    PHẦN I
    THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LAO ĐỘNG
    CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

    I- Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Công ty thép Việt Nam
    1- Quá trình hình thành và phát triển.
    Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: "Sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường", ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 91/TTg về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
    Sự hình thành các Tập đoàn kinh doanh nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
    Theo quyết định 91/TTg, Tập đoàn kinh doanh phải có 7 doanh nghiệp thành viên trở thành và vốn pháp định ít nhất là 1.000 tỷ đồng; đảm bảo vừa hạn chế độc quyền, vừa hạn chế cạnh tranh bừa bãi; có thể hoạt động kinh doanh đa ngành song nhất thiết phải có ngành chủ đạọ, mỗi tập đoàn được tổ chức Công ty tài chính để huy động vốn, điều hoà vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển của nội bộ tập đoàn hoặc liên doanh với các đơn vị khác.
    Tổng Công ty Thép Việt nam được thành lập theo quyết định số 344/TTg, ngày 04 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thép và Tổng Công ty Kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Bộ Công nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tổng Công ty nắm giữ các ngành then chốt của nền kinh tế, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 255/TTg thành lập lại Tổng Công ty Thép Việt Nam tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước - Tổng Công ty 91.
    Tổng Công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM STEEL CORPORATION. Tên viết tắt: VSC. Địa chỉ số: Số 91, Phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Tổng Công ty Thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ tổ chức và hoạt động được Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 03/CP, ngày 25 tháng 01 năm 1996 và Giấy phép đăng ký kinh doanh số 109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp. Tổng Công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt
    Tổng Công ty có vốn do Nhà nước cấp, có bộ máy quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn do Nhà nước giao cho quản ký và sử dụng, được mở tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
    Tổng Công ty Thép Việt Nam chịu sự quản lý của Nhà nước của Chính phủ, trực tiếp là các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư , Bộ Lao động Thương bình và Xã hội và các Bộ, Ngành , cơ quan thuộc Chính phủ phân cấp quản lý theo Luật doanh nghiệp Nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ được Chính phủ quy định và phân cấp quản lý một số mặt hoạt động của Tổng Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
    Hiện nay, Tổng Công ty Thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên và 14 liên doanh với nước ngoài. Tổng Công ty được Nhà nước giao quản lý và sử dụng hơn 1.400 tỷ đồng. Lao động bình quân 18.531 người; doanh thu 5.500 tỷ đồng; sản lượng thép cán đạt 464.000 tấn/năm.
    2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty .
    Tổng Công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng Công ty Nhà nước
    được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91 - mô hình Tập đoàn lao động lớn của Nhà nước. Mục tiêu của Tổng Công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn lao động đa ngành trên cơ sở sản xuất và lao động thép làm nền tảng.
    Tổng Công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên các thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn từ khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty như sau:
    Đ Khai thác quặng sắt, than mở, nguyên liệu trực dụng phục vụ cho công nghệ luyện kim;
    Đ Sản xuất gang, thép và các kim loại, sản phẩm thép;
    Đ Kinh doanh xuất, nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật
     
Đang tải...