Luận Văn Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng cơ

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giớI hiện nay, việc chuyển dịch CCĐT hợp lý, hiệu quả tạo ra sự chuyển dịch CCĐT hợp lý nhằm phát huy lợi thế so sánh của nền kinh tế, là một trong những vấn đề quan trọng, chủ yếu trong xây dựng chiến lược phát triển KT – XH của đất nước.
    Thực hiện đường lối của Đảng từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ năm 1990 và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21, CCĐT nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp dịch vụ tăng nhanh, vào nông nghiệp có xu hướng giảm theo cơ cấu tỷ trọng hợp lý. Những sự chuyển biến đó đã và đang tạo đà cho nền kinh tế tăng nhanh và ổn định. Đặc biệt nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương khoá IX đã khẳng định : “Thúc đẩy chuyển dịch CCĐT và điều chỉnh CCĐT là một trong những giảI pháp lớn nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới ,khơi dậy và phát huy tối đa nội lực ,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế ,ra sức cần kiệm đẩy mạnh CNH – HĐH nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ vớI phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện công bằng tiến bộ xã hội ”
    Từ chủ trương chính sách của Đảng, từ yêu cầu của thực hiện tiễn khách quan và từ những kiến thức lý luận học được trên giảng đường cùng với một số thông tin cập nhật được trong thực tế đề tài của em xin trình bày một số vấn đề: “ lý luận về CCĐT, thực trạng CCĐT ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng CCĐT ngày càng hợp lý hơn.”

    CHƯƠNG I

    NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ

    I. Khái niệm về CCĐT, chuyển dịch CCĐT và CCĐT đầu tư hợp lý

    1. Khái niệm về CCĐT :
    CCĐT là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố cấu thành bên trong của hoạt động đầu tư cũng như giữa các yếu tố tổng thể các mối quan hệ hoạt động kinh tế khác trong quá trình tái sản xuất xã hội.
    CCĐT là cơ cấu yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế - xã hội.
    2. Khái niệm về chuyển dịch CCĐT :
    Sự thay đổi của CCĐT từ mức độ này sang mức độ khác, phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch CCĐT. Sự thay đổi CCĐT không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng. Về thực chất chuyển dịch CCĐT là sự điều chỉnh về cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn phù hợp với mục tiêu đã xác định của toàn bộ nền kinh tế, ngành, địa phương và các cơ sở trong từng thời kỳ phát triển.
    3. Khái niệm về CCĐT hợp lý :
    CCĐT hợp lý là CCĐT phù hợp với các quy luật khách quan, các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.


    II. Phân loại và đặc điểm CCĐT
    1. CCĐT theo nguồn vốn :
    1.1. Khái niệm
    CCĐT theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư là cơ cấu đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
    1.2. Đặc điểm
    Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trên phạm vi quốc gia, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ánh khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư và cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.
    CCĐT theo nguồn vốn bao gồm: Vốn đầu tư theo ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước, vồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, vốn của dân cư và tư nhân, vốn đầu tư và hỗ trợ của nước ngoài .
    2. Cơ cấu vốn đầu tư:
    2.1. Khái niệm
    Cơ cấu vốn đầu tư là cơ cấu thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án.
    2.2. Đặc điểm
    Trong thực tế, có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét bao gồm: cơ cấu kĩ thuật của vốn(vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đâu tư); Cơ cấu vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản,công tác triển khai khoa học và công nghệ, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực,tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác ( chi phí quảng cáo, tiếp thị ); Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thưc hiện đầu tư
    Một cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm một tỷ trọng khá cao.
    3. CCĐT phát triển theo ngành :
    3.1. Khái niệm: CCĐT phát triển theo ngành là cơ cấu đầu tư thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành.
    3.2. Đặc điểm
    - CCĐT theo ngành thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.
    - CCĐT phát triển theo ngành bao gồm: Đầu tư cho nông –lâm-ngư nghiệp, đầu tư cho công nghiệp và xây dựng, đầu tư cho dịch vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...