Luận Văn Thực trạng CNH - HĐH Nông thôn

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng CNH - HĐH Nông thôn



    LỜI MỞ ĐẦU

    Với đặc điểm 80% dân số nước ta sống ở nông thôn và trên 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn diện nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài.
    Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông thôn là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta nhằm:
    1. Thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho bộ phận dân cư khu vực nông thôn, tăng khả năng tích luỹ nội bộ từ nông thôn và nâng cao khả năng đầu tư vào khu vực nông thôn
    2. Mở rộng thị trường, tạo cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn cũng như trong cả nước.
    3. Giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề việc làm, khai thác nguồn nhân lực ở mỗi địa phương, khắc phục tình trạng chênh lệch không đáng có giữa các vùng, các dân tộc.
    4. Thực hiện đô thị hoá nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng di dân từ nông thôn chuyển vào các đô thị, tạo đIều kiện để các đô thị phát triển thuận lợi.

    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN.

    I. TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ.

    1. Công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
    1.1. Khái niệm.

    Công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

    1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

    Tất cả các nước khi tiến lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua thời kỳ quá độ và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Có 2 loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội: quá độ tuần tự và quá độ tiến thẳng.
    Ở các nước quá độ tuần tự hay còn gọi là những nước quá độ từ chủ nghiã tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng đã có tiền đề vật chất là nền đại công nghiệp cơ khí do chủ nghiã tư bản để lại. Vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, những nước này chỉ cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng thành tựu của nó vào sản xuất, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghiã về quan hệ sản xuất, phân bố và phát triển sản xuất một cách đồng bộ trong cả nước. Thực chất của quá trình này là biến những tiền đề vật chất do chủ nghĩa tư bản để lại thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở trình độ cao hơn.
    Ở các nước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản như ở nước ta, sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chât kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội được thể hiện bằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình biến đổi một nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Qua các kì đại hội VI,VII,VIII Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá hiện đại hoá là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội lần thứ IX của đảng Cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác định mục tiêu cho những năm trước mắt: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kĩ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu quốc phòng, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”.

    2. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
    2.1. Khái niệm

    Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt kinh tế –xã hội nông thôn, biến lao động thủ công thành lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hàng hoá; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất trong nông nghiệp nông thôn, từ đó biến đổi bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn tiến gần đến thành thị.Trong đó:
    - Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    - Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp.

    2.2. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.

    Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn bao gồm:
    - Đưa phương pháp sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị vào sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất ở nông thôn để thay thế cho lao động thủ công.
    - Áp dụng phương pháp quản lý mới, hiện đại tương ứng với công nghệ và thiết bị vào nông nghiệp nông thôn.
    - Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp với việc đưa máy móc thiết bị và công nghệ mới vào nông thôn.

    II. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY.
    1. Nông nghiệp đã phát triển nhanh về sản lượng đặc biệt là lương thực nhưng chất lượng nông sản còn thấp, khả năng cạnh tranh còn yếu kém.

    Từ năm 1981 đến nay, nông nghiệp đã phát triển với nhịp độ bình quân hàng năm là 4,5%. Năm 2000 sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp phát triển toàn diện tăng bình quân 5%. Sản xuất lương thực tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,3 triệu tấn. Lương thực bình quân đầu người tăng từ 370 kg (năm 1995) lên 435 kg (năm 2000). Năng xuất lúa từ 32 tạ/ha (năm 1990) lên 43 tạ/ ha (năm 2000). Sản xuất mầu cũng ổn định, nhất là ngô. Năm 1995 diện tích cả nước mới đạt 55 vạn ha, năng suất 21 tạ /ha, sản lượng 1,184 triệu tấn. Đến năm 1999 diện tích ngô 69 1 vạn ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 1,75 triệu tấn. Cây công nghiệp, cây ăn quả có bước phát triển khá bình quân 10 năm1990-1999 so với bình quân 5 năm trước đó: sản lượng lạc tăng 74% cà phê nhân tăng 2,8 lần, cao su tăng 87%, hồ tiêu tăng 68%, chè tăng 27,3%, bông tăng 2,83 lần. Cây ăn quả cả nước năm 1999 đạt 512,8 nghìn ha.
    Chăn nuôi có bước tăng trưởng khá cao và ổn định. Bình quân 10 năm 1990-2000 so với bình quân 5 năm trước đó: đàn lợn tăng 20%, bò tăng 10%, sản lượng trứng tăng 33%.
    Thuỷ hải sản tăng liên tục. Hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông, trên biển phát triển mạnh. Đến năm 2000 cả nước có 229,9 nghìn hộ dân trang bị 7150 tầu đánh cá cơ giới.
    (Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 năm 2000, trang 6,7,8)

    Tuy nhiên do sản xuất các mặt hàng nông sản tăng nhanh so với nhu cầu trong nước khiến cho sản lượng hàng hoá cần được xuất khẩu tăng lên. Vì vậy giá cả nông sản phần lớn phụ thuộc vào xuất khẩu. Trong thời gian qua một số mặt hàng nông sản giá xuống thấp: lúa gạo, cà phê, tiêu, chủ yếu là do xuất khẩu kém hiệu quả. Chính vì vậy để phát triển nông nghiệp chúng ta cần chú trọng đến tiêu thụ sản phẩm, giảm khó khăn cho người nông dân. Muốn giải quyết được vấn đề này cần phải thay đổi cơ cấu và chất lượng sản giống, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, bảo quản để nâng cao chất lượng hàng hoá. Bên cạnh đó để nâng cao khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông sản, chúng ta phải đa dạng hoá sản phẩm, tập trung phát triển những mặt hàng chiến lược dựa vào lợi thế so sánh giữa các vùng sản xuất hàng hoá.
     
Đang tải...