Tiểu Luận Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    PHẦN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. 2
    I. Chuyển giá và các vấn đề về chuyển giá tại các tập đoàn kinh tế nước ngoài tại Việt Nam : 2
    1. Lý thuyết về chuyển giá : 2
    2. Cơ sở và động cơ chính của hành vi chuyển giá : 2
    II. Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam 2
    1. Một số những hình thức chuyển giá tại Việt Nam như : 2
    2. Các tác động từ chuyển giá. 2
    3. Phân tích văn bản ban hành về chống chuyển giá và một số biện pháp khắc phục : 2
    PHẦN KẾT LUẬN 2
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2




    PHẦN MỞ ĐẦU
    Khi các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa các chủ thể kinh doanh, thì việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ, mà được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh. Chuyển giá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì phương cách này giúp họ giảm tổng nghĩa vụ thuế. Từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng.
    Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ để bán cho các khách hàng độc lập mà còn được chuyển giao cho các công ty con hoặc các công ty liên doanh mà doanh nghiệp có một phần sở hữu, gọi là SP chuyển giao nội bộ. Việc định giá những SP này được gọi là định giá chuyển giao nội bộ (Transfer Prices). Về lý thuyết, việc định giá chuyển giao nội bộ quốc tế cũng giống như việc định giá chuyển giao nội bộ trong nước. Tuy nhiên, kỹ thuật định giá chuyển giao quốc tế phức tạp hơn nhiều so với trong nước do quá trình ra quyết định chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng và khó xác định.
    Tuy nhiên vấn đề chuyển giá ở Việt Nam còn hết sức mới mẻ. Trong xu thế mở rộng cửa chào đón các tập đoàn kinh tế quốc tế, phát huy nội lực với các tổng công ty và các công ty liên kết thì chuyển giá sẽ là công cụ dễ được các chủ thể kinh doanh sử dụng nhằm thay đổi những nghĩa vụ thuế phải thực hiện với nhà nước. Sự mới mẻ và chứa đựng những hấp dẫn về lợi ích kinh tế của chuyển giá là điều được các nhà quản lý lưu tâm, được các chủ thể kinh doanh, người hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp lên chương trình hành động cho mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...