Thạc Sĩ Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh



    Luận văn dài 126 trang



    1. MỞ ĐẦU



    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

    Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

    Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả”

    Trải qua hai mươi năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định.

    Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá nông thôn được đẩy mạnh góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

    Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên việc ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển các khu công nghiệp đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nhất là đối với những vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Một số diện tích đất phù sa màu mỡ chuyên trồng lúa đã phải chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp trong khi có thể sử dụng diện tích ở những vị trí khác hợp lý hơn. Người nông dân có đất bị thu hồi chưa được giúp đỡ trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc đầu tư phát triển sản xuất nên đời sống gặp khó khăn và không ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động của nhiều khu công nghiệp chưa chấp hành nghiêm Luật Môi trường, vi phạm các cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó dẫn đến tài nguyên đất bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm, đời sống người nông dân trong vùng phát triển công nghiệp còn bấp bênh, ngay cả trong vùng nông nghiệp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng mang tính tự phát không theo quy hoạch . Nhiều văn bản pháp luật quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã không được đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

    Tất cả những vấn đề đó đe doạ tính bền vững trong quá trình phát triển.

    Huyện Tiên Du nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Huyện Tiên Du có cơ cấu ngành nghề đa dạng, mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, do có vị trí địa lý thuận lợi. Nhờ vậy huyện có khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá và nhiều tiềm năng kinh tế - xã hội để phát triển mạnh mẽ. Những năm gần đây, trong xu thế phát triển chung của cả nước, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ. Đất xây dựng các khu công nghiệp mọc lên nhiều, quá trình đô thị hoá tăng mạnh, đất thương mại dịch vụ phát triển mạnh gắn với các làng nghề truyền thống, do đó đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, rác thải ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Các quá trình này đã và đang gây áp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất bền vững của huyện.

    Vì vậy, một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn để tìm được nguyên nhân và ảnh hưởng của quá trình này đã và đang tác động như thế nào tới quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững là rất cần thiết.

    Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của PGS - TS. Vũ Thị Bình, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh".



    MỤC LỤC



    1. Mở đầu . 1

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

    1.2. Mục đích của đề tài 3

    1.3. Yêu cầu của đề tài .4

    2. Nghiên cứu tổng quan 5

    2.1. Lý luận về phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững 5

    2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững. 5

    2.1.2. Lý luận về sử dụng đất bền vững. 6

    2.2. Những nghiên cứu về quản lý sử dụng đất bền vững trên thế giới và việt Nam 15

    2.2.1. Những nghiên cứu về sử dụng đất bền vững một số nước trên thế giới. 15

    2.2.2. Nghiên cứu trong nước về sử dụng đất bền vững. 21

    3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 29

    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 29

    3.1.1 Đối tượng nghiên cứu. 29

    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 29

    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 29

    3.2.1. Nội dung. 29

    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 30

    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 32

    4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 32

    4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 32

    1. Vị trí địa lý. 32

    2. Khí hậu. 33

    3. Địa hình, địa chất 34

    4.1.2. Các nguồn tài nguyên. 35

    1. Tài nguyên nước. 35

    2. Tài nguyên đất 36

    4.1.3. Tình hình môi trường sinh thái 36

    4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 40

    4.2.1. Tăng trưởng kinh tế. 40

    4.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất của các ngành. 41

    4.2.3. Thực trạng các vấn đề xã hội 46

    4.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 48

    4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai . 49

    4.3.1 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai 49

    4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2007. 51

    4.3.3. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2007. 52

    4.4. chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 60

    4.4.1. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2000 -2007. 60

    4.4.2 Đánh giá tác động của chuyển dịch mục đích sử dụng đất 63

    4.5. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp 83

    4.5.1 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi 83

    4.5.2. Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp. 85

    4.6. Giải pháp cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm quản lý sử dụng đất bền vững . 89

    5. Kết luận và đề nghị 99

    5.1. Kết luận 99

    5.2.Đề nghị 101







    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



    Từ viết tắt Có nghĩa là



    CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

    CNKT : Công nhân kỹ thuật

    CNXD : Công nhân xây dựng

    DVVL : Dịch vụ việc làm

    ĐKTN : Điều kiện tự nhiên

    HTX : Hợp tác xã

    KCN : Khu công nghiệp

    KTXH : Kinh tế - xã hội

    LĐLĐ : Liên đoàn lao động

    QLKTCN : Quản lý kỹ thuật công nghiệp

    TDN : Trường dạy nghề

    THCN : Trung học chuyên nghiệp

    THPT : Trung học phổ thông

    TMDV : Thương mại - dịch vụ

    UBND : Ủy ban nhân dân

    VSMTNT : Vệ sinh môi trường nông thôn





    DANH MỤC CÁC BẢNG



    Bảng1 : Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006) 41

    Bảng 2: Một số chỉ tiêu trồng trọt của huyện. 42

    Bảng 3: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện. 43

    Bảng 4 : Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Du (tính đến ngày 01/01/2007) 52

    Bảng 5: Thống kê biến động đất đai huyện Tiên Du giai đoạn 2000 – 2005. 55

    Bảng 6: Thống kê biến động đất đai huyện Tiên Du giai đoạn 2005 – 2007. 56

    Bảng 7: Bảng tổng hợp tình hình biến động đất trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2000 - 2007 57

    Bảng 8: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 61

    Bảng 9: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006) 64

    Bảng 10. Thu nhập bình quân của người dân. 68

    Bảng 11: Một số chỉ tiêu về lao động việc làm của huyện Tiên Du. 70

    Bảng12: Chỉ tiêu đào tạo lao động của các trường trong huyện. 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...