Luận Văn Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2.Mục đích 2
    1.3.Yêu cầu 2
    PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Khái niệm, vai trò ý nghĩa của đất đai đối với sự phát triển kinh tế, xã hội 3
    2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 4
    2.3 Khái niệm đặc điểm, yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa 6
    2.4 Quan điểm phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững 7
    2.4.1. Quan điểm phát triển bền vững 7
    2.4.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững 9
    2.5 Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam 10
    2.6. Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 12
    PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 14
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 14
    3.2. Nội dung nghiên cứu 14
    3.2.1. Thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 14
    3.2.2. Tìm hiểu phân tích đánh giá, so sánh những thay đổi của cơ cấu sử dụng đất qua hai giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010 14
    3.2.3 Rút ra bài học từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 2010-2020 14
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 15
    PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
    4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 16
    4.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên 16
    4.1.2. Kinh tế- xã hội 18
    4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất Xã Hương Vinh 20
    4.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên Huế 22
    4.2.1. Giai đoạn 2000-2005 22
    4.2.2. Giai đoạn 2006-2012 30
    4.3. Bài học từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2000-2012 và định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 2013-2020 44
    4.3.1. Bài học từ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2000-2012 44
    4.3.2. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 2013-2020. 46
    4.4. Quan điểm và giải pháp cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 48
    4.4.1. Quan điểm 48
    4.4.2. Giải pháp 49
    PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
    5.1. Kết luận 52
    5.2. Kiến nghị 53


    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề[/B]
    Một thành phần tất yếu, không thể thiếu để hình thành nên quốc gia chính là đất đai. Đó là nguồn tài nguyên quan trọng, vô cùng quý giá, là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp .,là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết , nước, không khí, khoáng sản trong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt và trong lòng trái đất.Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng,có vị trí cố định trong không gian.Bởi vậy đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì việc quản lý đất đai luôn được đặt lên hàng đầu. Quản lý làm sao để ngày càng hợp lý,sử dụng một cách có hiệu quả,tiết kiệm và bền vững hơn. Hơn nữa quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hóa làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã bức xúc nay càng trở nên nhức nhối hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta mà còn với các nước đang phát triển và các nước phát triển. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta, một đất nước mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước.
    Xã Hương Vinh là một xã đồng bằng nằm phía Đông của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt là những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa trên phạm vi toàn tỉnh tương đối mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên đất đai biến động nhiều so với thời điểm đăng ký ban đầu. Nhìn chung việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở trên địa bàn xã Hương Vinh trong những năm qua đã đạt được những thành quả nhất định, điều đó đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương theo định hướng phát triển của quá trình Công ngiệp hóa Hiện đại hóa(CNH-HĐH)mà xã đã đặt ra, song sự chuyển đổi này cũng nảy sinh ra không ít những vấn đề cần quan tâm và khắc phục. Nghiên cứu vấn đề chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đặt ra mong muốn đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở địa phương và đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những tồn tại trong quá trình phát triển và đưa ra định hướng chuyển đổi cho giai đoạn sau.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên , được sự phân công của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của Thầy giáo, Phó Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “ Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”
    1.2.Mục đích
    - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho yêu cầu của quá trình CNH-HĐH tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà.
    - Đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến quá trình phát triển các mặt kinh tế xã hội, môi trường trên địa bàn Hương Vinh, thị xã Hương Trà.
    - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển KTXH của địa phương giai đoạn 2010-2020
    1.3.Yêu cầu
    -Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu điều tra trung thực, chính xác đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
    Việc phân tích xử lý số liệu trên cơ sở khoa học có định tính, định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
    -Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong việc sử dụng đất bền vững trên cơ sở tuân thủ Luật đất đai, luật bảo vệ môi trường và một số luật có liên quan. Đồng thời việc chuyển đổi phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo tính ổn định, bền vững trong quá trình phát triển.
    -Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế mang tính khả thi cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...