Tài liệu Thực trạng chung về Kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng chung về KTTT ở VNA.LỜI MỞ ĐẦU

    Vấn đề nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà kinh tế trong nhiều năm qua . Vì vậy ở nước ta đang trong thời kì đổi mới ,việc nghiên cứu vấn đề trên là rất cần thiết , nó giúp nhà nước tìm được một mô hình quản lí kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn
    Trong đại hội khoá x của đảng có đề câp tới vấn đề cho đảng viên làm kinh tế tư nhân , lần lượt cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Những điều đó chứng tỏ đảng đã đề cao vai trò nền kinh tế thị trường trong sự nghiệp phát triển đất nước , có sự thay đổi hợp lí phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thế giới.
    Xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố cơ bản của quá trình đổi mới quản lí kinh tế ở nước ta .trong nhiều năm qua nhờ có sự đổi mới đúng đắn của đảng nước ta từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường dịnh hướng XHCN đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo , đời sống nhân dân được nâng cao .Với tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc đã khảng định dường đi đúng đắn của đảng và vai trò quan trọng của viêc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
    Như vậy việc nhận thức điều đó là rất cần thiết em muốn dùng những kiến thức đã học của mình để phân tích vấn đề nêu trên nhằm đưa ra ý kiến của mình để cô xem xét , đánh giá phê bình giúp em đưa ra được những nhận thức và suy nghĩ đúng đắn có khoa ợnc hơn . Mặc dù đã cố gắng tìm tòi tài liệu ,nghiên cứu bài giảng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót . Em mong cô chỉ bảo tận tình cho em để em có những bài nghiên cứu tốt hơn về sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.

    Em xin chân thành cảm ơn.

    B.Nội dung
    I- Những lí luận chung về sự hình thành phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
    1.Sự cần thiết khách quan về phát triển kinh tế thị truờng ở Việt Nam .
    a.Kinh tế thị trường và những đặc điểm của kinh tế thị trường
    Như đã biết vào cuối thời kì công xã nguyên thuỷ,đầu thời kì xã hội nô lệ loài người đã có một bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất . Trong sản xuất bắt đầu có sản xuất giá trị thặng dư , tức là phần sản phẩm sản xuất được vượt quá phần sản phẩm tất yếu do người sản xuất tạo ra . Những sản phẩm dư thừa ấy được người lao động tích luỹ và khi cần những sản phẩm khác họ lấy ra để trao đổi với nhau từ đó đã làm xuất hiện thị trường sơ khai.
    Tuy nhiên , phải trải qua quá trìng phát triển lâu dài , mãi đến giai đoạn cuối xã hội phong kiến đầu xã hội TBCN kinh tế thị trường mới được xác lập , và phảI đến cuối giai đoạn phát triển của CNTB tự do cạnh tranh thì kinh tế thị trường mới được xác lập hoàn toàn . kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá trongđó toàn bộ yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường lấy tiền tệ làm môi giới . ở đâu có kinh tế hàng hoá thì ở đó có kinh tế thị trường
    Như vậy kinh tế thị trường phát triển từ sơ khai đến hiện đại , là một công trình sáng tạo của loài người trong quá trình sản xuất và trao đổi , đó là trình độ văn minh mà nhân loại đạt được . Do đó mọi quan điểm cho rằng kinh tế thị trường là phát minh riêng của CNTB là không có căn cứ . Ngay trong vă kiện đại hội VIII của đảng ta đã khẳng định “Sản xuất hàng hoá là thành tựu văn minh chung của nhân loại “ chúng ta không chỉ kiên định “không bỏ qua kinh tế hàng hoá mà còn khẳng định kinh tế hàng hoá tồn tại khách quan cho đến khi CNXH được xây dựng . Và lần này trong dự thảo văn kiện đại hội X tiếp tục khẳng định “Dảng và nhà nước ta chủ trương thưc hiện nhất quán và lau dàI chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sư quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN .
    b.Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
    Sự phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi , mà tráI lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu . phân công lao động trong từng khu vực , từng địa phương cũng ngày càng phát triển . Sự phát triển của phân công lao động đươc thể hiện ở tính phong phú , đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra thị trường.
    Trong nền kinh tế nước ta , tồn tại nhiều hình thức sở hữu , đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể , sở hữu tư nhân , sở hữu hỗn hợp . Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập , lợi ích riêng , nên quan hệ giữa họ chỉ có quan hệ hàng hoá tiền tệ .
    Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể , tuy cùng dựa trên chế độ cônh hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định,có quyền tự chủ trong kinh doanh, có lợi ích riêng.mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có khác nhau về trình độ kỹ thuật - công nghệ ,về trình độ tổ chức quản lí , nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau .
    Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong nền quan hệ kinh tế đối ngoại , đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế dang phát triển ngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt , là người chủ sở hữu đối với hàng hoá đưa
    ra trao đổi trên thị trường thế giới . Sự trao đổi ở đây phải dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá.
    Như vậy , khi kinh tế thị trường nước ta tồn tại tất yếu , khách quan , thì không thể lấy ý kiến chủ quan mà xoá bỏ nó được .
    2.Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường
    Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ lên CNXH còn mang nặng tính tự cung tư cấp ,vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tư nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá , thúc đẩy xã hội hoá sản xuất.
    Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá , buộc chủ thể hàng hoá phải cải tiến kĩ thuật , áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất tới mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được giá cả đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội .
    Trong nền kinh tế hàng hoá , người sản xuất phảI căn cứ vào nhu cầu người tiêu dùng của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì , với khối lượng bao nhiêu , chất lượng như thế nào. Do đó kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng , cải tiến mẫu mã, cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ .
    Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá, đến lược nó sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế phát huy đươc tiềm năng, lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh với nước ngoài.
     
Đang tải...