Báo Cáo Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – chi nhánh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay, để phát triển kinh tế và tạo dựng cho mình một vị thế trên trường quốc tế thì Việt Nam phải nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập sẽ đem đến cho Việt Nam những cơ hội phát triển nhanh và bền vững đất nước. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại cho các doanh nghiệp những thách thức lớn. Các Doanh Nghiệp (DN) đứng trước một sự cạnh tranh rất gay gắt không chỉ đối với các DN trong nước và mà còn nhiều DN nước ngoài có vốn lớn, trang bị hiện đại. Khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là vốn đầu tư thấp, kinh doanh còn yếu kém điều này làm cho các DN thấy lúng túng, lo sợ trước tiến trình hội nhập đang tiến gần.
    Không chỉ các DN mà ngay cả các Ngân Hàng (NH) cánh tay của nền kinh tế cũng phải hòa vào môi trường này. Vừa phải cùng các DN tháo gỡ những khó khăn, vừa phải cạnh tranh với các NH Nước Ngoài có vốn lớn và có quá trình hoạt động lâu dài trong lĩnh vực NH. Do đó các NH Thương Mại cần phải đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng nhu cầu ngày càng cao của DN, đồng thời phải hoàn thiện các sản phẩm để hạn chế rủi ro cho NH.
    Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của các ngân hàng thương mại. Vì hầu hết nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung cho nghiệp vụ này, đó cũng là nghiệp vụ mà qua đó ngân hàng thể hiện vai trò cung ứng vốn cho phát triển kinh tế và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, khi các ngân hàng ngày càng bình đẳng hơn trong kinh doanh, cạnh tranh hoàn hảo và công bằng, thì vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, của nghiệp vụ tín dụng nói riêng là việc làm không thể thiếu được đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của ngân hàng thương mại.
    Cho vay theo “hạn mức tín dụng” là một sản phẩm khá cần thiết trong công tác hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hình thức vay này nhằm phục vụ cho các DN hoạt động SXKD có vòng quay vốn ổn định và ngắn ngày. Giúp cho các DN linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn của mình một cách đúng mục đích, có hiệu quả và phù hợp với thời gian của từng vòng quay vốn.
    Cũng chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Nam Định” để nghiên cứu với hi vọng đề tài này sẽ đóng góp được một phần hữu ích cho sự phát triển của đơn vị thực tập.
    Kết cấu đề tài của em bao gồm 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Công Thương Nam Định
    Chương II: Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Định
    Chương III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Định
    Tuy nhiên, do những hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để bài viết đạt hiệu quả tốt hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS. Trịnh Thị Thu Hương cùng với các cán bộ phòng doanh nghiệp và khách hàng thuộc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Định đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

    MỤC LỤC

    TRANG PHỤ BÌA
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 3
    1.1. Lịch sử hình thành: 3
    1.1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank): 3
    1.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam: 3
    1.1.1.2. Các dấu mốc của Ngân hàng Công Thương Việt Nam: 4
    1.1.1.3. Ngày thành lập các đơn vị thành viên: 4
    1.1.2 Ngân hàng Công thương Việt Nam - chi nhánh Nam Định: 6
    1.2. Cơ cấu tổ chức: 7
    1.3.Mạng lưới hoạt động: 9
    1.4. Các hoạt động chính. 9
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 12
    2.1 Khái quát về cho vay theo hạn mức tín dụng: 12
    2.1.1 Giới thiệu về cho vay theo hạn mức tín dụng: 12
    2.1.2 Cách xác định cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD) đối với doanh nghiệp 15
    2.1.2.1. Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn: 15
    2.1.2.2 Dựa vào lưu chuyển tiền tệ: 17


    2.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 17
    2.2 Thực trạng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Định. 19
    2.2.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Công Thương: 19
    2.2.1.1 Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay: 20
    2.2.1.2 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: 20
    2.2.1.3 Nợ xấu: 20
    2.2.2 Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp: 20
    2.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng 21
    2.3.1 Kết quả đạt được từ hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng: 21
    2.3.2 Một số tồn tại trong hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Nam Định. 22
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 25
    3.1 Các giải pháp vĩ mô mang tính hỗ trợ. 25
    3.1.1 Đối với Chính Phủ. 25
    3.1.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước. 26
    3.2 Các giải pháp mang tính nghiệp vụ đối với Ngân hàng Công Thương chi nhánh Nam Định. 27
    KẾT LUẬN 31
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...