Chuyên Đề Thực trạng cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể tại NHCSXH huyện Chợ Mới

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do hình thành đề tài
    Trong nền kinh tế hội nhập, mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo sự phát triển bền vững. Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một nền kinh tế phát triển thì vai trò của ngân hàng càng trở nên quan trọng và với chức năng là mạch máu lưu thông nền kinh tế càng được thể hiện rõ nét. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về nền kinh tế và xu hướng cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập, Ngân hàng càng khẳng định vị thế của mình đối với nền kinh tế của đất nước. Đứng trước nền kinh tế thế giới phát triển, đòi hỏi nước ta vạch ra hướng đi đúng đắn, phát huy môi trường thuận lợi để sử dụng hết năng lực và tiềm năng có sẵn, đồng thời đổi mới trang thiết bị trong sản xuất, nâng cao trình độ quản lý. Chính vì vậy, công việc đào tạo và dạy nghề cho đội ngũ lao động là cần thiết và là vấn đề chiến lược nhằm giúp họ có được nghề nghiệp và một nguồn vốn để sản xuất.
    Đói nghèo vẫn là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề cần được xã hội quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Vì vậy NHCSXH ra đời nhằm mục tiêu XĐGN và giải quyết việc làm, ổn định xã hội, giảm bớt khó khăn của đất nước.
    Được sự quan tâm của Chính phủ cũng như các cấp chính quyền địa phương đã đi sâu vào đời sống của người dân hầu hết là người nghèo, HSSV có hoàn cảnh đời sống khó khăn và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được với dịch vụ tín dụng của ngân hàng, trang trãi học phí cho việc học tập cải thiện đời sống nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn trước mắt và từng bước làm quen dần với nền sản xuất hàng hóa. Vì vậy, NHCHXH huyện Chợ Mới ra đời đáp ứng nhu cầu cho người dân, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ vốn kịp thời, hiệu quả và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà, ổn định an ninh chính trị - xã hội.
    Để thấy được vai trò của NHCSXH đối với hộ nghèo như thế nào trong quá trình hội nhập của đất nước, cũng như tầm quan trọng đối với huyện nhà, nên em chọn đề tài “Thực trạng cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể tại NHCSXH huyện Chợ Mới tỉnh An Giang” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá thực trạng cho vay đối với hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể tại NHCSXH huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
    - Nghiên cứu tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và dư nợ quá hạn của phương thức ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể.
    - Trên cơ sở đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo để tìm ra những mặt hạn chế cũng như một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    v Đối tượng nghiên cứu:
    Do kiến thức có hạn vì vậy việc tiếp cận những hoạt động thực tiễn tại ngân hàng chưa nhiều nên báo cáo của em chủ yếu tập trung đề cập về vấn đề cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của những năm 2009, 2010, 2011 trong hoạt động cho vay đối với hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức Hội đoàn thể tại NHCSXH huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.
    v Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: NHCSXH huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.
    Thời gian : Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu các năm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...