Luận Văn Thực trạng cho vay dự án đầu tư tại SGDI- BIDV

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng cho vay dự án đầu tư tại SGDI- BIDV


    ​Mục lục
    Lời mở đầu 3
    Chương 1 Lý luận chung về dự án đầu tư và cho vay dự án 6
    1. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư theo dự án 6
    2. Đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển 7
    3. Dự án đầu tư 8
    3.1 Khái niệm 8
    3.2 Phân loại dự án đầu tư 9
    3.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất 9
    3.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động 10
    3.2.3 Theo giai đoạn hoạt động 10
    3.2.4 Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng 11
    3.2.5 Theo phân cấp quản lý 11
    3.2.6 Theo nguồn vốn 11
    3.2.7 Theo vùng lãnh thổ 12
    4. Cho vay dự án đầu tư 12
    4.1 Dự án đầu tư xin vay 12
    4.2 Quy trình cho vay dự án đẩu tư 12
    4.3 Sự cần thiết của việc cho vay dự án đầu tư 14
    4.4 Thẩm định dự án đầu tư xin vay 18
    4.5 Hợp đồng tín dụng 20
    5. Nguồn vốn cho vay dự án đầu tư 22
    6. Chất lượng cho vay dự án đầu tư 23
    6.1 Khái niệm 23
    6.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 23
    6.2.1 Các chỉ tiêu định tính 23
    6.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 26
    7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư 32
    7.1 Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng 33
    7.1.1 Quy mô, cơ cấu, kỳ hạn nguồn vốn của các NHTM 33
    7.1.2 Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng 33
    7.1.3 Năng lực giám sát và sử lý các tình huống cho vay của ngân hàng 34
    7.1.4 Chính sách tín dụng ngân hàng 35
    7.1.6 Công nghệ ngân hàng 36
    7.2 Nhóm nhân tố thuộc khách hàng 36
    7.2.1 Nhu cầu đầu tư 36
    7.2.2 Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu của ngân hàng 37
    7.2.3 Khả năng của khách hàng trong việc quản lý sử dụng vốn vay 39
    7.3 Nhóm nhân tố thuộc môi trường 40
    7.3.1 môi trương tự nhiên 40
    7.3.2 Môi trường kinh tế 40
    7.3.3 Môi trường chính trị xã hội 41
    7.3.4 Môi trường pháp lý 41
    7.3.5 Sự quản lý của nhà nước và các cơ quan chức năng 41
    Chương 2. Thực trạng cho vay dự án đầu tư tại SGDI- BIDV 43
    1. Khái quát chung về BIDV và SGDI 43
    1.1 BIDV 43
    1.2 Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức 45
    1.3 Sở giao dịch 1 46
    2. Một số hoạt động chủ yếu của SGDI 51
    2.1 Hoạt động huy động vốn 53
    2.2 Hoạt động tín dụng 55
    2.3 Hoạt động dịch vụ 57
    3. Thực trạng cho vay dự án tại Sở 58
    3.1 Tình hình cho vay 58
    3.1.1 Nền khách hàng tiền vay 59
    3.1.2 Doanh số cho vay 62
    3.1.3 Tình hình thu nợ 63
    4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của Sở 63
    5. Đánh giá chất lượng cho vay dự án 64
    5.1 Những kết quả đạt được 64
    5.2 Hạn chế và nguyên nhân 68
    Chương 3 Một số giải pháp, kiến nghị 72
    1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Sở 72
    1.1 Định hướng chung 72
    1.1.1 Tăng cường năng lực về vốn để đáp ừng nhu cầu 73
    1.1.2 Nâng cao chất lượng tín dụng 74
    1.1.3 Bảo lãnh 74
    1.1.4 Lãi suất 74
    1.1.5 Dịch vụ và công nghệ ngân hàng 74
    1.1.6 Biên pháp tổ chức điều hành 75
    1.2 Định hướng cho vay dự án 76
    2. Một số giải pháp nhằm nầng cao chất lượng cho vay dự án 78
    2.1 Thực hiện việc xây dựng chính sách tín dụng một cách hợp lý 79
    2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 80
    2.3 Chú trọng phân tích tài chính dự án trước khi cho vay 82
    2.3.1 Xem xét các chỉ tiêu cơ cấu vốn của doanh nghiệp 82
    2.3.2 Xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp 83
    2.4 Đa dạng hoá các phương thức huy động vốn trung, dài hạn 86
    2.5 Tiêu chuẩn hoá cán bộ để nâng cao chất lượng tín dụng 86
    2.6 Phát triển hệ thống thông tin 89
    2.7 Nâng cao vai trò công tác thanh tra kiểm soát 90
    3 Kiến nghị 91
    Kết kuận 96
    Tài liệu tham khảo 97
    Lời mở đầu
    Thực tế chứng minh rằng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình tất yếu nhằm đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ sản xuất hợp lý phù hợp với lực lượng sản xuất . làm cơ sở để xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Thực hiện nhiệm vụ đó, những năm qua, nhất là sau hơn 10 năm “Đổi mới” chúng ta đã thu được nhiều thành công bước đầu. Từ một nước có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực, đã trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Cùng với ngành nông nghiệp các ngành, các lĩnh vực khác như công nghiệp, ngoại thương, du lịch, ngoại giao . cũng đạt được những thành công nhất định góp phần đưa Việt Nam từ một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ lạm phát cao thành một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, ngày càng có vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế. Từ đó cho thấy hướng đi và bước đi của chúng ta là đúng đắn, tạo thế và lực mới cho một thời kỳ phát triển cao hơn.
    Xu hướng quốc tế hoá cùng điều kiện cụ thể riêng đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội tiếp cận trình độ khoa học công nghệ cả về mặt kỹ thuật và quản lý . Tuy nhiên để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì vẫn còn rất nhiều thử thách cần phải vượt qua. Trong giai đoạn đầu thực hiện CNH-HĐH nhiệm vụ chủ yếu được xác định là tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu công- nông nghiệp, dịch vụ hợp lý, phát triển sản xuất trong nước theo cả chiều rộng và chiều sâu. Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư đó chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn từ hệ thống ngân hàng thương mại trong nước. Vai trò tín dụng trung và dài hạn sẽ được phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới khi mà nguồn vốn tự tích luỹ của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé, không thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất là những hoạt động đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Nguồn vốn cấp phát từ ngân sách rất hạn hẹp, không thể đầu tư dàn trải cho nhiều lĩnh vực mà chủ yếu chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình công nghiệp lớn. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào nhưng việc huy động chúng lại không dễ dàng. Trong bối cảnh đó thì việc các ngân hàng thương mại phải phát huy hết vai trò và thế mạnh của mình để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
    Là một trong bốn hệ thống ngân hàng thương mại lớn nhất của cả nước, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn tự xác định cho mình nhiệm vụ đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển chung đó của đất nước, chính vì vậy mà trong thời gian qua BIDV và Sở giao dịch 1 đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng chung dài hạn nói riêng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế. Tuy nhiên nếu nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan rằng bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì hoạt động tín dụng chung dài hạn của BIDV và SGD vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng thực sự của mình. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang thực sự thiếu và cần vốn thì bản thân SGD lại đang thừa vốn không thể giải ngân đặc biệt là ngoại tệ. Xuất phát từ thực tế đó em chọn đề tài “ Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch1 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
    Bố cục đề tài gồm ba chương:
    * Chương 1. Lý luận chung về dự án đầu tư và cho vay dự án đầu tư.
    * Chương 2. Thực trạng cho vay dự án đàu tư tại SGD1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    * Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư tại SGD1.
    Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên những khía cạnh mà đề tài đề cập tới trong chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Với tinh thần thực sự cầu thị, em mong rằng sẽ nhận được những góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, anh chị đang công tác trong ngành ngân hàng để em có thể nâng cao trình độ lý luận cũng như nhận thức của mình.
    Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thị Hà người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cùng các anh chị cán bộ Phòng tín dụng1 sở giao dịch BIDV đã tận tình giúp đỡ trong thời gian thực tập tại đây.


     
Đang tải...