Đồ Án Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN.


    Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trịnh Kiểm – Trưởng khoa Quản lý Nhà nước về xã hội, người đã hết lòng hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và Ban Đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình khoá học, hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
    Xin cảm ơn các chú, các anh ở Vụ Tiền lương – Tiền công – Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quan trọng trong quá trình làm khóa luận.MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Chính sách tiền lương là một chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế – xã hội của đất nước, liên quan trực tiếp đến đời sống của hàn triệu người hưởng lương; đến động lực phát triển kinh tế, đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng); đến ổn định chính trị – xã hội và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
    Trải qua các thời kỳ, từ thời chiến, thời kỳ kế hoạch hóa và đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng cải tiến và cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và hoàn cảnh lịch sử của đất nước trong từng thời kỳ. Thực tiễn qua 6 lần cải tiến và cải cách chính sách tiền lương ở nước ta (năm 1955, 1958, 1960, 1985, 1993 và 2004), vấn đề cải cách tiền lương luôn được đặt trong mối quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô (tích lũy, tiêu dùng, giá cả, hàng hoá, tài chính, tiền tệ .); đồng thời đều đặt ra yêu cầu giữ vững ổn định chính trị – xã hội, vì tiền lương là lợi ích trực tiếp của hàng triệu người hưởng lương; là tương quan về thu nhập và mức sống giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và các cộng đồng dân cư trong xã hội.
    Sau đổi mới (1986) đến năm 1993 nước ta đã tiến hành cải cách cơ bản chính sách tiền lương theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đây là lần đầu tiên cải cách chính sách tiền lương được đặt trong mối quan hệ với cải cách đồng bộ các chính sách có liên quan như: xoá bao cấp, tiền tệ hoá tiền lương; cải cách chính sách BHXH; chính sách ưu đãi người có công; cải cách hành chính; cải cách chính sách nhà ở, học phí, viện phí . Tiếp đó những nội dung về tiền lương đã được quy định trong Bộ luật lao động (năm 1955 và sửa đổi năm 2002) đã đặt nền móng cho việc tiếp tục cải cách chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đến tháng 8 năm 1999, tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Chính sách tiền lương phải quán triệt quan điểm: tiền lương gắn với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển; góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất công tác. Bảo đảm giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế – xã hội” (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1999, trang 42, 43).
    Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) đã khẳng định: “Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và năng suất lao động của mỗi người”, “cải cách cơ bản tiền lương đối với cán bộ công chức nhà nước. Tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương bảo đảm mức sống tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội” và “trên cơ sở cải cách tiền lương đẩy mạnh việc sắp xếp bộ máy, tinh giảm biên chế” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001, trang 212, 301).
    Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành ở TW xây dựng “đề án cải cách chính sách tiền lương, BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công” để lấy ý kiến các nhà khoa học, các nhà quản lý; đồng thời đã đưa vấn đề cải cách chính sách tiền lương là một trong bảy chương trình hành động trong Chương trình tổng thể cải cách chính sách Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, có thể coi cải cách tiền lương chính là động lực cải cách hành chính. Đến cuối năm 2002 Đề án cải cách chính sách tiền lương, BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công đã Chính phủ trình Bộ Chính trị và đã được Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng khóa IX (7/2003) thông qua và cho triển khai thực hiện từng bước (từ đầu năm 2003 – 2007). Đến tháng 10/2003 Chính phủ đã trình Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 4 để bố trí dự toán NSNN cho triển khai thực hiện Đề án. Nội dung Đề án đã đề cập cải cách toàn diện các nội dung của chính sách tiền lương bao gồm: tiền lương tối thiểu; quan hệ mức lương tối thiểu – trung bình – tối đa; hệ thống thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp lương; cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.
    Như vậy, tiền lương tối thiểu là một trong 4 nội dung cơ bản của chính sách tiền lương. Việc ấn định và tổ chức thực hiện các mức tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường liên quan trực tiếp đến cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp; quan hệ về thu nhập và mức sống của các giai cấp, các nhóm dân cư trong xã hội và vai trò quản lý của Nhà nước về tiền lương và thu nhập. Tiếp cận góc độ này tiền lương tối thiểu được coi là một chính sách có vị trí then chốt trong chính sách tiền lương nói chung.
    Đến nay, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về tiền lương, trong đó có nội dung về tiền lương tối thiểu, tiêu biểu là các công trình sau:
    - Năm 1990, 1991 có 7 cơ quan gồm các bộ, ngành, Viện nghiên cứu, trường đại học phối hợp nghiên cứu Đề tài cấp Nhà nước mã số 88 – 76 – 055 “Những vấn đề cơ bản về cải tiến tiền lương ở Việt Nam”. Đề tài này đã được chuyển thành Đề án cải cách hành chính tiền lương năm 1993.
    - Bộ nội vụ, năm 2001 có Đề tài cấp bộ “cơ sở khoa học cho cải cách chính sách tiền lương Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010”. Đề tài này đã được làm căn cứ cho việc xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2003 – 2007.
    - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 1999 có Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng Đề án xăy dựng tiền lương mới”.
    - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2002 có Đề tài cấp Nhà nước “Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở điều tra nhu cầu mức sống dân cư làm căn cứ cải cách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010”.
    Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên còn có nhiều Viện khoa học, trường Đại học nghiên cứu về tiền lương và tiền lương tối thiểu.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tiền lương tối thiểu nêu trên tuỳ thuộc vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã tiếp cận và giải quyết vấn đề tiền lương tối thiểu từ những góc nhìn khác nhau đã cung cấp những luận cứ khoa học toàn diện về tiền lương tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, do vị trí đặc biệt quan trọng của tiền lương tối thiểu trong chính sách tiền lương và do tính kinh tế – xã hội phức tạp của tiền lương tối thiểu nên đến nay việc triển khai chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết cả về lý luận và thực tiễn như: Phạm vi áp dụng tiền lương tối thiểu; tiền lương tối thiểu vùng; tiền lương tối thiểu ngành; căn cứ xác định, điều chỉnh và quản lý Nhà nước về tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường, khi gia nhập WTO, . Vì vậy việc nghiên cứu đề tài làm luận văn tốt nghiệp cử nhân của bản thân “Một số giải pháp về tiền lương tối thiểu khi gia nhập WTO ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn, góp phần tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương ở nước ta giai đoạn 2003 – 2007 và những năm tiếp theo.
    2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
    2.1. Mục đích nghiên cứu.
    - Hoàn thiện nhiệm đào tạo cử nhân của bản thân.
    - Hệ thống hóa kiến thức về tiền lương tối thiểu.
    - Góp thêm tiếng nói khoa học để hoàn thiện chính sách tiền lương nói chung và chính sách tiền lương tối thiểu khi gia nhập WTO ở nước ta.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn:
    - Tổng quan có chọn lọc về tiền lương tối thiểu ở nước ta và kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu, rút ra được những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
    - Khuyến nghị những căn cứ, phương pháp xác định tiền lương tối thiểu và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu khi gia nhập WTO ở nước ta.
    2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu chính sách tiền lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có quan hệ hợp đồng lao động.
    2.4. Phương pháp nghiên cứu:
    Vận dụng lý luận Macxit – Lêninnis; đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước và các phương pháp sau:
    - Phương pháp phân tích hệ thống: Phân chia các hiện tượng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành từ đó tổng hợp thành hệ thống.
    - Phương pháp quy nạp: chuyển từ việc nghiên cứu đơn lẻ đến những kết luận chung trong mối liên hệ của vấn đề nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
    - Phương pháp lịch sử và logic: nghiên cứu vấn đề theo trình tự xuất hiện và quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
    - Phương pháp chuyên gia, toán học và thống kê nhằm làm rõ mặt định lượng và định tính từ đó dự toán xu hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu.
    3. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu; kết luận; mục lục; danh mục các tài liệu tham khảo; các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu.
    Chương 2: Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu khi gia nhập WTO ở Việt Nam.
    MỤC LỤC
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    3. Kết cấu luận văn
    Chương 1. Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu
    I. Khái niệm, bản chất và chức năng của tiền lương.
    1. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đặc thù cơ bản của thị trường lao động ở Việt Nam
    2. Khái niệm, bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường
    II. Khái niệm và chức năng của tiền lương tối thiểu
    1. Khái niệm tiền lương tối thiểu
    2. Chức năng của tiền lương tối thiểu
    3. Vai trò của tiền lương tối thiểu
    4. Hệ thống tiền lương tối thiểu
    5. Căn cứ xác định tiền lương tối thiểu
    6. Các yếu tố và phương pháp xác định tiền lương tối thiểu
    7. Tiêu chí và tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu
    8. Nội dung chính sách tiền lương tối thiểu
    9. Kinh nghiệm của các nước về tiền lương tối thiểu
    Chương 2. Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta
    I. Chính sách tiền lương tối thiểu qua các thời kỳ
    1. Chính sách tiền lương tối thiểu trong thời chiến 1946 – 1954
    2. Chính sách tiền lương tối thiểu thời kỳ kế hoạch hóa
    3. Chính sách tiền lương tối thiểu thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay.
    II. Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta.
    1. Những kết qủa đạt được.
    2. Những yếu kém cần khắc phục.
    3. Nguyên nhân của những yếu kém.
    4. Bài học kinh nghiệm.
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu khi tham gia hội nhập WTO.
    I. Bối cảnh kinh tế xã hội.
    1. Bối cảnh quốc tế.
    2. Bối cảnh trong nước.
    3. Những thuận lợi và khó khăn cho việc hoàn thiện chính sách tiền lương nói chung và chính sách tiền lương tối thiểu.
    4. Mục tiêu của chính sách tiền lương tối thiểu.
    II. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 và các năm sau.
    1. Xác định đúng đối tượng hưởng lương
    2. Hoàn thiện thể chế về tiền lương tối thiểu
    3. Tổ chức thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu.
    4. Các giải pháp khác có liên quan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...